Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 2)
Đức Phật dạy rằng: “Ai thấy được Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy được Pháp là thấy Ta (Phật)”. Bài viết của tác giả Lê Kim Kha sẽ giúp các Phật tử hiểu về quy luật Duyên khởi, nền tảng cốt lõi của Đạo Phật.
Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 1)
3. Câu hỏi về nguyên nhân Đầu Tiên
Ở đây, sự nghi vấn có thể được đặt ra là: “Cái gì là nguyên nhân đầu tiên hay đến khi nào hay chỗ nào là nơi nguyên nhân kết thúc?”
Vào thời nguyên thủy, mọi người đều quan sát thấy những điều kỳ lạ xảy ra trong tự nhiên và luôn tò mò đi tìm những lời giải thích thỏa mãn. Tuy nhiên, vì không biết đến Quy Luật Duyên Khởi và vì sợ sệt những thế lực siêu nhiên, siêu thần, nên lẽ (cũng) tự nhiên là họ đã cố gắng giải thích bằng những niềm tin tín ngưỡng vào những vị thần hay nữ thần. Người nguyên thủy tin rằng khi gió nổi lên là vì thần Gió đang giao duyên hay đang chuẩn bị cưới bạn tình. Nếu khoa học chấp nhận kiểu giải thích này và không truy tìm nguyên nhân theo như Luật Duyên Khởi, thì chúng ta chắc đã không biết được gió hay bão (tức là sự chuyển động của không khí) chỉ là do sự chênh lệch về áp suất không khí ở những nơi khác nhau mà thôi.
Những sự giải thích về mê tín hay mang tính hữu thần vốn đã đặt dấu chấm hết cho những câu hỏi hay sự truy tìm một cách khoa học và tự do vào thời nguyên thuỷ. Bởi vì, (lại cũng là nguyên nhân theo lẽ tự nhiên!) lúc đó người ta không còn có thể hỏi được, ai tạo ra Thần Gió hay tùy thuộc vào cái gì hay do đâu mà có thần Gió. Ở đây, có nghĩa là câu hỏi này đã tuyệt đối ở quá xa phía trước của tri thức thời đó. (Ý nói rằng, vào thời đó, tri thức hữu thần đã không theo kịp với lý Duyên Khởi khoa học rồi, thì làm sao có được tri thức để mà giải thích được nguyên nhân ban đầu là ai tạo ra Thần Gió –ND).
Ngay cả Lý Duyên Khởi là một quy luật khoa học, (chắc chắn đã và đang được áp dụng trong tất cả suy luận hay nghiên cứu về khoa học và kỹ thuật trên thế gian này –ND), cũng không đặt vấn đề về “nguyên nhân đầu tiên”, bởi vì những ý niệm về cái “nguyên nhân đầu tiên” đã có nghĩa là chấm hết, tức đã hỏi vậy thì không còn những suy luận tiến bộ hay tiến xa hơn nữa vào việc khám phá quy luật tự nhiên rồi. (Bởi vì, nếu cứ truy ngược và hỏi, thì mãi mãi không bao giờ tìm thấy nguyên nhân đầu tiên, vì sự khởi thủy của một nguyên nhân đầu tiên là một vấn đề không phải dễ dàng thấy được, dù quy luật đó là khoa học –ND).
Về vấn đề nguồn gốc khởi thủy của một chúng sinh, Đức Phật đã nói rằng:
“Này các Tỳ kheo, khởi thủy của vòng luân hồi là không nghĩ bàn được, sự khởi thủy của chúng sinh là không thể nào nhìn thấy được, chúng sinh bị che mờ bởi vô minh và mê đắm (dính chấp) vào dục vọng, càng lúc càng ra vào, trôi giạt rất xa trong vòng luân hồi sinh tử”.
Xem thêm quyển “những Điều Phật Đã Dạy”, (Chương 2, trang 74), Tiến sĩ HT. W. Rahula đã trích dịch lời Phật nói về vấn đề này như sau:
“Này các Tỳ kheo, vòng luân hồi (Samsàra) không có kết thúc rõ rệt (không có thể nhìn thấy, nhận biết được), và sự bắt đầu sự sống (khởi thủy) của chúng sinh lang thang, vào ra, lăn lộn trong Vô Minh (avijja) và trói buộc bởi Dục vọng (tanhà) là điều không thể nhận thấy được”.
(Thiết nghĩ đây cũng là một cách nói tương tự. Có lẽ vì cách dịch từ kinh điển nguyên thủy của mỗi ngài mỗi khác, nhưng ý nghĩa là hoàn toàn giống nhau – ND).
4. Lý Duyên Khởi Là Khác Với nguyên nhân Trực Tiếp
Quy luật tác nhân được hiểu bởi nhà triết học và những người khác thì nguyên nhân và kết quả (nhân và quả) là hai sự việc khác biệt nhau, cái này sản sinh ra cái kia. Theo lý Duyên Khởi, hai sự kiện không nên được xem là hai cái hoàn toàn khác biệt với nhau, bởi vì giữa chúng có một mắc nối liên hệ với nhau trong cùng một quá trình, không có sự tách biệt hay sự ngăn cách giữa chúng. Trên thế gian, không bao giờ có một sự việc tồn tại độc lập một cách đơn lẻ, cô lập. Một nguyên nhân hay một tác nhân từ bản thân nó không thể đứng một mình. Ví dụ:
Đất sét là nguyên nhân làm ra cái bình, như những nhà triết học thời Trung Cổ đã giả định. Đúng vậy, đất sét là cần thiết để làm ra cái bình, nhưng bản thân một mình đất sét thì không đủ để làm ra cái bình. Nếu không có nước (để nhào nặn), không có bàn xoay, thì không làm ra cái bình được. Không có ý định làm cái bình thì ngay cả có đủ những điều kiện cần nói trên cũng không có cái bình. Tất cả những yếu tố trên đều phải có đủ mới làm ra được cái bình. Nếu có một yếu tố nào không có, thì chắc chắn sẽ không có cái bình được làm ra. Vì vậy, sẽ không chính xác khi nói rằng đất sét là nguyên nhân làm ra cái bình. Dù có một cánh đồng đất sét ngoài kia, nhưng không liên quan gì đến sự ra đời của những cái bình. Người ta thậm chí phải đưa thêm rất nhiều yếu tố tác nhân khác mới làm ra gạch, ngói, vách nhà…Cách diễn đạt chính xác nhất là: “nhờ vào (tùy thuộc vào, nhờ có, do có) đất sét, cái bình được làm ra”.
Vì vậy, đây là cách giải thích mọi hiện tượng một cách khoa học và mang tính lý lẽ theo lý của Quy Luật Duyên Khởi.
(Mở rộng thêm một chút, ngay cả đã đủ các yếu tố tác nhân là đất sét, nước, bàn xoay… và cả ý định làm cái bình, nhưng trong một quá trình phức hợp, chưa chắc đã làm ra được cái bình. Ví dụ, trong có vẻ hài hước nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, trục bàn xoay bị ẩm ướt do thời tiết và tạo ma sát thường xuyên làm ảnh hưởng đến tốc độ vòng tua của bàn xoay, người thợ cuối cùng không thể làm ra cái bình cao để cắm hoa, mà chỉ có thể làm ra cái chén thấp. Nếu trục bàn xoay bình thường, thuận duyên, thì cái bình đã được làm ra. Nhưng trục bàn xoay bỗng nhiên không được bình thường, nghịch duyên, nên chỉ có thể làm ra cái chén. Điều kiện trục bàn xoay là nghịch duyên đối với cái bình và lại là thuận duyên đối với cái chén, mặc dù ý chí của người thực hiện là làm ra cái bình.
Cũng với lý nhân duyên này mà một người trên bước đường tu tập gặp phải những nghịch duyên, chướng duyên làm cho mục tiêu không thể đạt được, nếu hiểu được quy luật tự nhiên này thì không thoái chí hay nản lòng, mà nên quán chiếu thêm về nhân duyên hay nghiệp báo –ND).
Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 3)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Không vướng mắc vào bụi trần
Nghiên cứu 17:30 26/11/2024Sống giữa hồng trần nhưng giữ không bị vướng mắc vào bụi trần là chánh đạo của kẻ tu Thiền
Đại sư Ưu Đàm khai thị niệm Phật
Nghiên cứu 12:55 26/11/2024Người niệm Phật muốn sanh về Tịnh Độ, phải tưởng nghĩ tất cả sự vật ở thế gian đều vô thường, thành tất có hoại, sống tất có chết. Nếu không nghe Phật pháp thì bỏ thân này thọ thân khác, luân chuyển trong tứ sanh, xuống lên trong lục đạo, chẳng biết chừng nào mới giải thoát.
Thoát móng vuốt hổ nhờ cung kính pho tượng mục
Nghiên cứu 19:00 25/11/2024Vào đời nhà Đường, ở chùa Huệ Nhật, Hoa Châu, có một vị thầy tên là Pháp Thượng, xuất gia từ năm ba mươi bảy tuổi. Thầy kể lại chuyện trước khi xuất gia, thầy ở nhà thường vào rừng đi săn.
Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính
Nghiên cứu 09:18 25/11/2024Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.
Xem thêm