Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/08/2017, 07:07 AM

Lý Hồng Chí "thành Phật" theo tiên tri, theo khải huyền thì có tác dụng gì (P.4)

Vì sao Pháp Luân Công tuyên truyền một loài sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm. Mục đích việc này là gì? Chúng tôi cần một lời giải thích về việc chỉ trong một thời gian ngắn đã bốc hơi hơn 2 triệu kết quả cho tìm kiếm về Hoa Ưu Đàm trên google search.

1. Thông tin sau chúng tôi lấy trên wikipedia tiếng Việt bài về Hoa Ưu Đàm: 

Nguồn bài Hoa Ưu Đàm trên vi.wikipedia.org

“Năm 1997 người ta phát hiện loại sinh vật lạ mọc trước mặt pho tượng Phật tại Hàn Quốc, sau đó người ta cũng phát hiện loại sinh vật này tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia, Pháp, Mỹ... Còn tại Việt Nam sinh vật lạ được phát hiện tại các tỉnh Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Nam, Phú Yên, Hải Phòng, Nha Trang, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Tiên (Kiên Giang)... Loài sinh vật này được cho là Hoa Ưu Đàm.[1]

Các hình ảnh được một số trang web của Pháp Luân Công cho là Hoa Ưu Đàm sau khi phóng đại 400 lần. Nhưng một số chứng minh khác cho là đã sử dụng kỹ thuật Photoshop.[2][3][4]

Một số chuyên gia nghĩ rằng người ta đã nhầm trứng của một loài côn trùng cánh gân thuộc chi Chrysopa trong họ Chrysopidae tên là Lacewings thành Hoa Ưu Đàm. Ấu trùng của con lacewing được gọi là Aphid Lions. Khi đẻ trứng, con cái tiết ra một chất keo dính và nâng bụng của nó lên để tạo thành một cuống mỏng. Các trứng màu trắng được đẻ vào cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loại hoa được cho là Ưu Đàm cũng có kích thước tương tự như trứng lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng.[5] Tại Việt Nam, loài sinh vật kỳ lạ này được một số nhà khoa học cho rằng thuộc loại nấm, nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn vì địa điểm xuất hiện của nó khá kỳ lạ, cần nghiên cứu thêm. Tuy nhiên cũng không có cơ sở để coi loại sinh vật lạ này là Hoa Ưu Đàm vì trái với kinh văn nhà Phật.[6]

Các trang web của Pháp Luân Công quảng bá mạnh về Hoa Ưu Đàm trên các phương tiện truyền thông của mình, do vậy đã có 2.980.000 kết quả cho từ khóa Hoa Ưu Đàm.[2][3]

Trong khi những bằng chứng khoa học mà tổ chức Pháp Luân Công đưa ra để khẳng định sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm chỉ là soi trên kính hiển vi, chưa có phân tích thành phần sinh học, hóa học.[3] Sinh vật nhỏ li ti được cho là Hoa Ưu Đàm mà tổ chức này đưa ra khác về lý thuyết so với kinh văn của Phật giáo là quả sung,[2][7] tuy nhiên các trang web của Pháp Luân Công đã tạo ra hàng nghìn bài viết. Căn cứ mà Pháp Luân Công đưa vào là dựa theo kinh văn Phật giáo để nói sinh vật nhỏ li ti là hoa Ưu Đàm.[4][8]

Một số bài báo cho rằng sinh vật lạ được đồn thổi là hoa Ưu Đàm vì tổ chức Pháp Luân Công muốn hợp thức hóa ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, là một vị Phật sống.[2][8][9][10] Các hình ảnh mà các trang web của Pháp Luân Công cho là hoa Ưu Đàm ban đầu có hình chuông hoa đơn (một bông một cuống)[3] đã bị một số bài báo vạch trần đó thực chất là trứng côn trùng,[7] hoặc nấm nhầy, nấm mốc.[11] Sau khi bị vạch trần rằng sinh vật lạ không phải là Hoa Ưu Đàm theo báo một số bài báo của Phật giáo thì Pháp Luân Công đã tiếp tục sử dụng kỹ thuật Photoshop để khẳng định sinh vật đó là hoa Ưu Đàm.[2][3][8][12].

Các bạn có thể xem trực tiếp thông tin trên tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_%C6%AFu_%C4%90%C3%A0m

Qua các chú thích, các bằng chứng của bài viết cung cấp trên wikipedia chúng ta thấy rõ ràng Pháp Luân Công đồn thổi trứng Chuồn Chuồn Cỏ là Hoa Ưu Đàm nhằm mục đích mượn kinh điển Phật giáo để hợp thức hóa Lý Hồng Chí lên làm Phật Sống. Các bằng trứng đưa ra tại phần 1, phần 2, phần 3 cũng đã chứng minh rằng Hoa Ưu Đàm của tà đạo Pháp Luân Công chính là trứng chuồn chuồn cỏ. Và thật đáng tiếc là suốt 10 năm qua chưa có cơ quan chức năng nào lên tiếng về việc này.

2. Thêm các bằng chứng khẳng định mục đích đồn thổi trứng chuồn chuồn là Hoa Ưu Đàm để phong Lý Hồng Chí thành Phật Chủ, là Chuyển Luân Thánh Vương

Khi tìm hiểu trong kinh Phật ví dụ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn, hay trong chuyện về cuộc đời đức Phật thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng được nhắc đến trong các tài liệu này. Chuyển Luân Thánh Vương được mô tả là một vị vua có sức mạnh có thể hàng phục các quốc gia và trở thành vị vua anh minh chăm sóc quần chúng. 

Một bài đã giải thích trên facebook về Chuyển Luân Thánh Vương: “Ấn Độ thời cổ đại gồm có 16 tiểu quốc chưa được thống nhất. Người Ấn bấy giờ rất mong mỏi có một vị vua anh minh tài giỏi có thể thống nhất cả tiểu lục địa Ấn Độ để có được một đất nước hùng cường. Chính vì lý do này nên niềm tin về "Chuyển Luân Thánh Vương" đã ra đời. Đạo Phật đã tiếp nhận tín ngưỡng Chuyển Luân Thánh Vương của dân tộc Ấn cũng với mong muốn đồng hành cùng dân tộc xây dựng một đất nước hùng cường và phồn vinh. Nhưng "Chuyển Luân Thánh Vương" với cả dân tộc Ấn và Phật giáo chỉ là một vị vua của các vua (Hoàng đế của các vua 16 tiểu quốc) cũng như Hoàng đế Trung Hoa đối với vua các nước chư hầu ... chưa bao giờ người Ấn coi "chuyển luân thánh vương" là đấng tối cao hay Phật giáo coi vị này ngang bằng đức Phật. Vì vậy, mới có luận điểm: nếu Thái tử Tất Đạt Đa không xuất gia cầu đạo thì Ngài sẽ trở thành vị Chuyển Luân Thánh Vương. Nhưng đức Phật đã từ chối quyền lực thế gian và xuất gia cầu đạo để trở thành vị Phật Toàn Tri, Toàn Giác, Siêu Việt Sinh Tử luân hồi, ra khỏi Tam giới. Từ đây Ngài mới có thể cứu độ chúng sanh theo bước chân Ngài và đây là hạnh nguyện Từ bi vô lượng vô biên của một vị Phật.

Pháp Luân Công đã kém hiểu biết để đánh đồng vị Chuyển luân Thánh vương với Đấng Thiên Nhân Sư và thậm chí còn cho rằng vị này là "Phật Chủ", vua của các vị Phật. Thực tế thì kẻ hoang tưởng Lý Hồng Chí thậm chí còn không bao giờ trở thành "Chuyển Luân Thánh Vương" hay nôm na là Hoàng đế Trung Hoa được đâu.”

Chúng ta có thể thấy rõ Pháp Luân Công cố tình đồn thổi Trứng Chuồn Chuồn Cỏ là Hoa Ưu Đàm nhằm mục đích biến Lý Hồng Chí thành Phật Chủ, thành Chuyển Luân Thánh Vương qua những link sau:

http://tinhhoa.net/phat-thich-ca-ke-ve-hoa-uu-dam-bao-hieu-duc-chuyen-luan-thanh-vuong-ha-the-do-nhan.html

Pháp Luân Công đang cố tình xuyên tạc truyền thuyết của Phật giáo về Hoa Ưu Đàm để đồn thổi Lý Hồng Chí là Phật Chủ, là Chuyển Luân Thánh Vương.

Tìm kiếm thông tin trên trang chủ của Pháp Luân Công về Chuyển Luân Thánh Vương:

Hàng nghìn bài trên trang của Pháp Luân Công đang lợi dụng và xuyên tạc truyền thuyết về Hoa Ưu Đàm của Phật giáo để dựng Lý Hồng Chí thành Chuyển Luân Thánh Vương.

Truyền thông của Pháp Luân Công đang dựng Lý Hồng Chí thành Phật Chủ thành Cứu Thế Chủ:
 


Quảng cáo về Hoa Ưu Đàm trên một số Fanpage thể hiện rõ dã tâm của tà đạo Pháp Luân Công
 
 
 
 


3. Lý Hồng Chí thành Phật theo tiên tri, theo khải huyền thì có tác dụng gì?

Trong các mưu kế được trình bày trong binh Pháp Tôn Tử, 36 mưu kế, hay 72 kế của Quỷ Cốc Tử có một kế gọi là “nói mãi phải tin”. Có thể lấy câu chuyện Tăng Sâm giết làm ví dụ, Tăng Sâm vốn là người trung hiếu, hiền đức nhất trong số môn đệ của thánh nhân của Khổng Tử, và mẹ của Tăng Sâm cũng hết mực tin con. Nhưng khi ba người nói với mẹ của Tăng Sâm là Tăng Sâm giết người thì mẹ Tăng Sâm liền tin đó là sự thật mặc dù Pháp Luân Công sử dụng các bằng chứng giả tuyên truyền tôn Lý Hồng Chí thành Phật Chủ, Chuyển Luân Thánh Vương, thành cứu thế chủ lừa đảo được báo chí Việt Nam suốt 10 năm qua chứng tỏ là tác dụng của việc này rất lớn; nhân việc lừa đảo này chắc chắn Pháp Luân Công thâu nạp được rất nhiều tín đồ đặc biệt từ tín đồ Phật giáo.

Lý Hồng Chí được tuyên truyền thành Phật Chủ nhờ Hoa Ưu Đàm (dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni) được tiên tri bởi kinh sách của Thiên Chúa Giáo trong Khải Huyền, Chúa Jesus, Thiên Chúa.... đương nhiên Pháp Luân Công trở thành Đại Pháp Chính Truyền và nghiễm nhiên dễ dàng truyền bá hơn rất nhiều.

Như đã chứng minh Hoa Ưu Đàm của Pháp Luân Công chính là trứng chuồn chuồn cỏ, thực ra là lừa đảo quần chúng kém hiểu biết, cũng như tín đồ của các tôn giáo này tin theo Pháp Luân Công. Đi cùng với việc tuyên truyền Lý Hồng Chí là “Vua của Chư Phật, Chúa của các chúa” khi các bằng chứng giả đủ sức thuyết phục sẽ khiến cho mọi người tin điều đó là thật từ đó Pháp Luân Công dễ dàng tiếp cận thâu nạp tín đồ của hai tôn giáo này, dễ bề xâm nhập vào các nước mà Pháp Luân Công đang truyền bá. Một mặt khác Pháp Luân Công cũng tuyên truyền mạt pháp khiến cho nếu như có ai vạch trần bộ mặt của Pháp Luân Công lại bị những người thiếu hiểu biết cho rằng Phật giáo đi nói xấu Phật pháp (Pháp Luân Công) như vậy thì đúng là thời mạt thế, mạt pháp... bởi vì Pháp Luân Công đã lừa được quần chúng bằng vỏ bọc Chân Thiện Nhẫn.

Cuối cùng chúng tôi cũng khẳng định rằng không những Pháp Luân Công đang dùng các hình thức lừa đảo đi thâu nạp tín đồ của Phật giáo mà còn dùng các hình thức lừa đảo đi thâu nạp tín đồ của Thiên chúa Giáo.

Pháp Luân Công không những giả danh Phật pháp (Sử dụng từ ngữ thuật ngữ nhà Phật) bài xích Phật giáo mà còn đang sử dụng các thuật ngữ, kinh sách của thiên chúa giáo bài xích Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên Phật giáo vẫn là một nạn nhân trong phong trào phát triển của tà giáo Pháp Luân Công. Ví dụ đường Link sau cho thấy Pháp Luân Công đương nhiên phủ nhận niềm tin của Thiên Chúa giáo rằng Lý Hồng Chí mới là Cứu Thế Chủ thời mạt pháp là “Vua của các vua, là chúa của các chúa.”

Trích: “Các tín đồ Cơ Đốc vẫn coi “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” là Chúa Jesus, thực ra đây là hiểu sai nghiêm trọng. Cứu Thế Chủ Thành Tín Chân Thật, “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” chính là người sáng lập Pháp Luân Công, đây mới là khải thị căn bản nhất của toàn bộ «Khải Huyền»!


Trong các tài liệu của Pháp Luân Công có nhiều chỗ xúc phạm và xuyên tạc cả Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Sau đây là ví dụ khác:

“Tôi cảm thấy rất buồn bực và thất vọng. Đột nhiên từ trên trời cao bay xuống một đóa hoa sen đưa tôi lên. Đóa sen đưa tôi đến một điện Phật huy hoàng tráng lệ, ở đó có một vị Đại Phật đang giảng Pháp. Có tầng tầng lớp lớp chư Phật đang nghe Pháp của Người. Các Phật ngồi gần vị Đại Phật thì có thân thể to lớn hơn, còn các Phật ngồi xa vị Đại Phật thì có thân thể nhỏ hơn. Ngồi tại tầng ngoài cùng là các Phật Như Lai, và có thân thể nhỏ nhất. Có rất nhiều Phật Như Lai, trong đó có cả Lão Tử và Khổng Tử. Tôi ngạc nhiên vì thấy cả Giê-su cũng trong số ấy.

Tuy nhiên lúc tôi đến là lúc Pháp hội giải tán. Tôi cảm thấy rất buồn vì thấy duyên của mình với Pháp này còn mỏng quá. Đóa sen đưa tôi tiến đến trước mặt vị Phật lớn, và thân thể tôi cũng lớn dần nhờ sự gia trì của Phật lực của vị Đại Phật. Vị Đại Phật thực hiện đại thủ ấn (ấn tay lớn) về phía tôi. Lập tức xuất hiện muôn đạo kim quang, và từ muôn đạo kim quang bay ra những kinh thư lấp loáng ánh sáng vàng. Tôi mừng quá đưa hai tay đón lấy, hai cuốn kinh thư đầu tiên là “Chuyển Pháp Luân” và “Trung Quốc Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)”. Tư tưởng tôi chợt máy động: “Tại xã hội người thường con tìm ngài ở đâu?” Vị Đại Phật liền biến thành hình thầy Lý Hồng Chí trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” với bộ âu phục. Còn tôi được đưa về thân người ở nhân gian.”

Rõ ràng nội dung trên cho rằng Phật Thích Ca (Như Lai), Chúa Jesus chỉ là những hạng thần phật bé tý xíu chầu rìa xung quanh Lý Hồng Chí. Đó là hành vi xúc phạm Giáo chủ của các tôn giáo khác.

Nguyễn Văn Từng - Đỗ Văn Lợi

Chú thích: 
[1]- “Hoa Ưu Đàm khai nở tại Sài Gòn?”. Báo Pháp luật Việt Nam. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[2]- Truyền thuyết Phật giáo về hoa Ưu Đàm linh thiêng, đã bị "lái" theo mục đích riêng?”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[3]- “Truyền thuyết Phật giáo về hoa Ưu Đàm linh thiêng, đã bị "lái" theo mục đích riêng?”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[4]- “Pháp Luân Công - một con ký sinh trùng của Phật giáo”. tongiaodantoc.com. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[5]- “Phát hiện gây sốc về loài hoa ưu đàm '3000 năm mới nở'”. Báo Pháp luật Việt Nam. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[6]- “Hoa Ưu Đàm thực chất là… nấm nhầy?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 25 tháng 11 năm 2015.
[7]- “Giác Ngộ Online”. Giác Ngộ Online. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[ 8]- “Pháp luân công xuyên tạc Kinh Phật, Phật Di Lặc nhằm mục đích gì?”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[9]- “Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[10]- “Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc truyền thuyết về Hoa Ưu Đàm của Phật giáo như thế nào?”. THƯ VIỆN HOA SEN. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[11]- “Hoa Ưu Đàm thực chất là… nấm nhầy?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[12]- “Sự thật về loài hoa mang tên Ưu Đàm của nhà Phật”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm