Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/07/2017, 13:25 PM

Lý Hồng Chí xuyên tạc kinh sách PG, tự coi mình hơn cả đức Phật Thích Ca

Chẳng những Lý Hồng Chí là một kẻ hạ thấp toàn bộ giáo chủ của các tôn giáo, âm mưu bá chủ tam giới, nô lệ hóa người tập mà Lý Hồng Chí cũng là một kẻ đạo đức giả tạo khi hắn trả lời phỏng vấn trên Thời báo Time rằng hắn chỉ là một người bình thường [8]. Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công che đậy sự lừa gạt quần chúng bằng ba từ Chân Thiện Nhẫn, mỗi khi trả lời đuối lý thì những người theo tà giáo này lại lôi câu cửa miệng là Chân Thiện Nhẫn có gì xấu?

1. Lý Hồng Chí "dựa hơi" Phật giáo để bành trướng Pháp Luân Công

Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công, và tổ chức Pháp Luân Công đã bị chính quyền Trung Quốc cáo buộc là đã sửa ngày sinh để trùng với ngày sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Không có một bằng chứng thuyết phục nào để bao biện cho việc làm sai trái này, thì tại nhiều trang web của Pháp Luân Công có bài viết với tiêu đề “Truyền kỳ về đại sư Lý Hồng Chí” tung tin rằng “Xưa nay Pháp Luân Công không hề đề cập tới quan hệ với Phật Thích Ca Mâu Ni”.

Đây là một ngụy biến tráo trở, vì chúng tôi có đầy đủ bằng chứng rằng trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân (chú ý là kinh Phật có kinh Chuyển Pháp Luân thì Lý Hồng Chí cũng viết sách Chuyển Pháp Luân) Lý Hồng Chí đã nhắc đến Phật Thích Ca Mâu Ni 75 lần. Chưa kể đến các trang của tổ chức Pháp Luân Công đã nhắc đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni hàng trăm nghìn lần, riêng trang Minh Huệ (minghui.org) là 500 lần [1].

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo công khai lần đầu tiên về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở thành phố đông bắc của Trường Xuân, Cát Lâm. Trong tiểu sử tâm linh của mình, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm Quan Jue, người kế vị thứ 10 của đại pháp Phật giáo, và một đạo sĩ Đạo giáo với bí danh ''Đạo sĩ thực sự'' tu tại dãy núi Trường Bạch.

Pháp Luân Đại Pháp được cho là kết quả của việc tái tổ chức và ghi lại những giáo lý đã được các vị này dạy cho Lý [2]. Ngược lại sau này trong tác phẩm Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là khí công thuộc Phật Gia không liên quan Phật giáo (xem tại [3]).

Trang web của Pháp Luân Công cũng khẳng định như vậy (Xem tại [4]). Trong nhiều tác phẩm nghiên cứu cho thấy hoàn toàn không có trường phái tu luyện nào là Phật Gia như Lý Hồng Chí tuyên truyền (xem tại [5, 6]). Qua phân tích trên cho thấy Lý Hồng Chí ban đầu lợi dụng danh nghĩa uy tín của Phật giáo để truyền bá Pháp Luân Công, sau đó muốn thành lập giáo phái riêng nên đã sáng tạo ra từ Phật Gia nhằm ngụy biện Pháp Luân Công là chính truyền và đồng thời không ảnh hưởng, không liên quan gì đến Phật giáo chưa dừng lại ở đó Lý Hồng Chí còn muốn bá chủ tam giới khi hạ thấp toàn bộ giáo chủ tôn giáo tín ngưỡng đặc biệt hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni.

2. Để Bá chủ tam giới, Lý Hồng Chí bằng cách hạ thấp toàn bộ giáo chủ của các tôn giáo khác và tuyên truyền chủ nghĩa thần quyền để nô lệ người tập

Lý Hồng Chí khẳng định rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được Phật pháp, nguyên văn như sau:

“Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật pháp. Phật pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính.” [7]

Như vậy trong đoạn trên một mặt Lý Hồng Chí cho rằng đức Phật không giảng về Pháp thực chất của vũ trụ, và đức Phật không thể biết được chân thực của Phật pháp và Phật Pháp là gì thì phải lên cao tầng mới nhận ra được. Tuy nhiên Lý Hồng Chí tự cho mình là kẻ duy nhất giảng pháp tại Cao Tầng:

Trích “Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất)

Như vậy Lý Hồng Chí khẳng định hắn đã hiểu được chân lý của Phật pháp (vì hắn giảng pháp tại Cao Tầng) còn đức Phật không hiểu được chân lý thực chất của Phật pháp, ngoài ra Lý Hồng Chi cũng cho rằng đức Phật không nhận thức được thiên thể [7].

Trong sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí đã rất ngông cuồng khi cho rằng 49 năm đức Phật thuyết pháp xong sau đó nhìn lại đều thấy sai.

Trích nguyên văn: “Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, ông quay lại xét thấy pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, ông lại phát hiện rằng pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [ông] lại phát hiện pháp ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5)

Khi đưa ra dẫn chứng trên ra để minh họa rằng Lý Hồng Chí đang hạ thấp đức Phật thì tín đồ Pháp Luân Công nói đó không phải là hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni mà sư phụ Lý Hồng Chí muốn nói rằng “Pháp khác nhau tại các tầng khác nhau”. 

Tuy nhiên Lý Hồng Chí khẳng định: “Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7). Như vậy có nghĩa là Lý Hồng Chí đang ngầm khẳng định rằng khi đức khi Phật giác ngộ thì chưa đạt tầng Như lai, con nay hắn đã nhận thức được tầng Như lai rồi nghĩa là hắn đã vượt qua đức Phật, hơn thế Lý Hồng Chí còn giảng pháp tại cao tầng.

Trong khi một mặt Lý Hồng Chí hạ thấp đức Phật như phân tích ở trên, thì một mặt khác mặt khác Lý Hồng Chí mượn miệng các Đại giác giả (đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúa Jesus, Lão Tử) tuyên truyền về thời kỳ mạt pháp và quan điểm cá nhân của ông ta:

Trích: “Tôi có thể nói với chư vị, rằng có rất nhiều Đại Giác Giả đều đang chăm chú theo dõi sự việc này; đây là vào thời kỳ mạt pháp mà chúng tôi truyền chính pháp một lần cuối cùng” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 64).

Để đánh đổ đạo Phật và Phật Thích Ca Mâu Ni nhằm xưng bá tam giới, Lý Hồng Chí mượn một số ý của Phật giáo (đại thừa) để bài xích Phật giáo “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sĩ, càng không có ai quản.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 49). Hiện nay chỉ cần một scadal nào của Phật giáo thì Pháp Luân Công liền thổi phồng sự việc và truyền bá rầm rộ để khẳng định rằng Phật giáo đã mạt.

Lý Hồng Chí tuyên truyền các chủ nghĩa thần quyền, hạ thấp nhân cách của nhân loại:

Trích: “Các vị Đại Giác Giả trên trời, Phật cũng vậy, Đạo cũng vậy, Thần cũng vậy, họ đã không còn coi người ngày nay là người nữa." (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996], Lý Hồng Chí, năm 1996-[5])

Trích: “Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi. Vũ trụ quá to lớn, sinh mệnh quá nhiều, địa cầu quá nhỏ bé, dung [chứa] không nổi quá nhiều sinh mệnh, những sinh mệnh được lựa chọn đều từng phát thệ muốn giúp tôi chính pháp và cứu độ chúng sinh thì mới có thể tới trái đất, chỉ là trước đây trong lịch sử tôi đã an bài đệ tử Đại Pháp cụ thể tới làm việc này. Nhưng đối với hồng Pháp, người truyền người, thì đối với họ mỗi người đều có trách nhiệm. Đó là việc của người thường rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York).

Hay ông ta từng khẳng định: “Đệ tử Đại Pháp là chư thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York).

Như vậy Lý Hồng Chí khẳng định tất cả chúng sinh xuống thế gian này đều đã ký thệ ước với hắn, chư thần cũng ký thệ ước với hắn, và hắn là một vị thần đã an bài cho tín đồ Pháp Luân Công xuống thế gian này để cứu độ chúng sinh, đệ tử Pháp Luân Công là chư thần. Chúng tôi nghiên cứu nát cả óc mà không biết tín đồ Pháp Luân Công cứu vớt nhân loại cái gì? Thựa ra họ tin như vậy vì sự dọa dẫm hứa hẹn của Lý Hồng Chí.

Những phân tích trên cho thấy Lý Hồng Chí lợi dụng Pháp Luân Công thần thánh bản thân, tuyên truyền mê tín dị đoan cho tín đồ Pháp Luân Công, tự đề cao bản thân, hạ thấp toàn bộ thần phật, tuyên truyền một chủ nghĩa thần quyền; nô lệ hóa tín đồ. 

Lý Hồng Chí kẻ ăn cắp và xuyên tạc từ ngữ thuật ngữ kinh sách giáo lý của Phật giáo sau đó bài xích hạ thấp Phật giáo và đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tự coi mình là đấng sáng tạo ra thế giới Pháp Luân, tuyên truyền trí tuệ của thượng đế chúa trời.

3. Lý Hồng Chí tuyên truyền chủ nghĩa thần quyền nô lệ hóa quần chúng đi ngược lại với văn hóa tôn giáo truyền thống của dân tộc Việt Nam

Việt Nam là nước tam giáo Đồng Nguyên, văn hóa Việt Nam đặc sắc bởi sự hòa đồng của ba tôn giáo là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Con người Việt Nam vì ảnh hưởng của các tôn giáo này nên có các đức tính Nhân Nghĩa trong đạo Nho của Khổng Tử, Vô Vi không tham danh lợi trong đạo giáo của Lão Tử và Từ Bi Bác Ái của đức Phật.

Chính bản thân đức Khổng Tử, Lão Tử, và đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa bao giờ ví bản thân mình là thần thánh, các ngài luôn khiêm tốn, các ngài chưa bao giờ ví mình là thần thánh hoặc ép buộc ai cái gì, hoặc ban phát cho ai đó cái gì. Việc tôn sùng đức Phật, đức Khổng Tử, đức Lão Tử đều là do người dân tự nguyện vì kính trọng nhân cách của các vị mà suy tôn các vị là Phật là thần và gửi niềm tin vào các đấng giáo chủ này. Ví dụ khi có người hỏi đức Khổng Tử rằng xin ngài hãy giảng về đạo lý của người chết, đức Khổng Tử giảng “Đạo Lý của người sống ta còn chưa hiểu hết làm sao nói được về đạo lý của người chết”, trước khi đức phật nhập diệt ngài có dặn “Hãy tự mình làm hòn đảo cho chính mình, tự mình nương tựa vào mình, không nương tựa ai khác...”. 

Như phân tích ở trên với sự kiêu ngạo, tự đề cao bản thân hạ thấp giáo chủ của tôn giáo khác, lợi dụng Phật giáo sau đó bài xích Phật giáo của giáo chủ Lý Hồng Chí. Tuyên truyền chủ nghĩa thần quyền thì rõ ràng Pháp Luân Công trái với các truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Chẳng những Lý Hồng Chí là một kẻ hạ thấp toàn bộ giáo chủ của các tôn giáo, âm mưu bá chủ tam giới nô lệ hóa người tập thì Lý Hồng Chí cũng là một kẻ đạo đức giả tạo khi hắn trả lời phỏng vấn trên Thời báo Time rằng hắn chỉ là một người bình thường [8]. Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công che đậy sự lừa gạt quần chúng bằng ba từ Chân Thiện Nhẫn, mỗi khi trả lời đuối lý thì những người theo tà giáo này lại lôi câu cửa miệng là Chân Thiện Nhẫn có gì xấu?

Nguyễn Tuấn Dũng

Tham khảo:
[1]- https://www.google.com/search?q=Th%C3%ADch+Ca+M%C3%A2u+Ni&domains=vn.minghui.org&sitesearch=vn.minghui.org&ie=utf-8&oe=utf-8&gws_rd=ssl
[2]-Lý Hồng Chí, 9-day Lectures in Guangzhou (audio), lecture 1, 1994
http://www.falundafa.org/bul/audio-video/audiovideo_9audio.html
[3]-Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo, Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công trang 13 (phiên bản cũ) 
[4]- http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
[5]- http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Phap-Luan-Cong-danh-trao-khai-niem-cai-dao-tin-do-phat-tu-26364/
[6]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Phap-Luan-Cong-lua-dao-am-muu-xoa-bo-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-26056/
[8]- Lý Hồng Chí Pháp Luân Đại Pháp-Tinh Tấn Yếu Chỉ, xem tại đây
http://vi.falundafa.org/book/jjyz_html/jjyz.html#Heading__4163
[9] “I am just a very ordinary man". Time Magazine. 2 August 1999. During the Cultural Revolution, the government misprinted my birthdate. I just corrected it. During the Cultural Revolution, there were lots of misprints on identity. A man could become a woman, and a woman could become a man. It's natural that when people want to smear you, they will dig out whatever they can to destroy you. What's the big deal about having the same birthday as Sakyamuni? Many criminals were also born on that date. I have never said that I am Sakyamuni. I am just a very ordinary man.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm