Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/05/2022, 16:02 PM

Ly tướng (Phần 4)

Vạn pháp tự tánh vốn là Không, vạn pháp có giả tướng hư ảo tạm thời, đó là Chân Đế. Người Vô Minh chấp tướng lại tin chắc chắn vạn pháp có tự tánh là Có và do đó tin là pháp tướng thường hằng vĩnh cửu, bất biến. Chính đó là cội nguồn Tham, Sân, Si của con người khi thọ nghiệp thế gian.

Chấp tướng, đoạn tướng, ly tướng và vô tướng

Sự phân biệt Tướng và Tánh dù trình bày tỉ mỉ rành rẽ đến đâu cũng thuộc về phần kiến giải. Hành giả cần am tường về mặt hành trì pháp môn Ly Tướng mới đạt tới được cứu cánh Giải Thoát. Hành trình từ Vô Minh Vọng Thức đến Trí Tuệ Giải Thoát lần lượt chỉ dẫn từng bước như sau: Chấp Tướng. Đoạn Tướng. Ly Tướng và Vô Tướng.

Chấp Tướng

Chấp là cầm cho chắc, nắm cho chặt, giữ khư khư không để lọt khỏi tay, nói đầy đủ là Chấp thủ (cầm lấy rồi nắm giữ lấy), Chấp trước (cầm lấy rồi vướng mắc, không biết tùy nghi ứng dụng). Sự trở ngại do sự chấp trước gây nên làm cho mê mờ thiên lệch gọi là Chấp chướng. Có hai thứ chấp chướng:

Ngã chấp, nói đầy đủ là Ngã chấp phiền não chướng có nghĩa sự trở ngại gây nên buồn khổ do nhận thức sai lầm: Vạn pháp vốn tự tánh là Không lại tin chắc chắn là Có.

Pháp chấp, nói đầy đủ là Pháp chấp sở tri chướng có nghĩa sự trở ngại gây nên mê muội do sự ngộ nhận: Vạn pháp đều vốn do nhân duyên hội lại mà khởi sanh nên luôn luôn chuyển hóa thoạt có thoạt không, lúc hiện thực lúc hư ảo lại tin chắc chắn là trường tồn vĩnh cửu.

Vạn pháp tự tánh vốn là Không, vạn pháp có giả tướng hư ảo tạm thời, đó là Chân Đế. Người Vô Minh chấp tướng lại tin chắc chắn vạn pháp có tự tánh là Có và do đó tin là pháp tướng thường hằng vĩnh cửu, bất biến. Chính đó là cội nguồn Tham, Sân, Si của con người khi thọ nghiệp thế gian.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ly Tướng (Phần 2)

Đoạn Tướng

Đoạn là cắt đứt, không còn tiếp nối nữa. Đoạn tướng là thái độ đối nghịch với Chấp tướng. Thay vì cầm nắm lấy là thái độ Chấp tướng, thái độ Đoạn tướng là cắt đứt, không để cho pháp tướng tiếp xúc với cảm quan trong sinh hoạt hàng ngày. Một ví dụ dẫn giải như sau: Tâm thức con người coi như căn nhà có chủ nhân đang ở. Vạn pháp coi như khách đến chơi. Chủ nhân tiếp nhận để khách vào trong nhà thăm hỏi, nhận thức rõ ràng người khách chỉ tạm thời có mặt trong nhà mình một thời gian nào đó rồi sẽ từ biệt ra về.

Đó là trường hợp chủ nhân có nhận thức sáng suốt: Sự có mặt của người khách trong nhà mình là giả tướng tạm thời, người khách đến chơi không có chân tánh chủ nhà. Trường hợp chủ nhân có nhận thức sau nhầm coi người khách là chủ nhà, như vậy là chấp tướng nghĩa là để khách vào trong nhà rồi tin chắc khách ở luôn tại nhà mình, giữ luôn người khách không cho ra về. Trái lại, trường hợp đoạn tướng là trường hợp chủ nhân đóng chặt cửa, không để bóng dáng người khách xuất hiện trong nhà mình, coi như không hề có người khách nào muốn đến nhà mình.

Ly tướng (Phần 3)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phật học gọi Chấp Tướng là Chấp có, Đoạn Tướng là Chấp không, cả hai đều là biên kiến, có nhận thức thiên lệch, không đúng với Sự thực khách quan. Có khách là có người đóng vai khách, không phải có người đóng vai chủ, có thêm một chủ nhân nữa, nhưng cũng không phải là không có người khách nào muốn vào nhà chủ nhân. Tóm lại, Đoạn tướng là thái độ không tưởng, chủ trương theo khuynh hướng tiến tới cảnh giới Hư Vô, cuộc sống con người không là cái gì cả.

Trong lịch sử Phật giáo, Đoạn tướng là một phương pháp tu tập rất độc đáo của một số dân tộc thiểu số tại Tây Tạng. Phương pháp này gọi là Đoạn Giáo, cũng gọi là Hy Giải Giáo truyền sang từ phía Nam Ấn Độ hồi đầu thế kỷ 12. Giáo lý gồm có hai phần thiền quán:

- Thừa nhận ma quỷ là có thật và mời gọi chúng đến.

- Chúng phát sanh ra tự tâm của hành giả, chúng không có tự tánh.

Ngày nay giáo môn chủ trương Đoạn tướng này chỉ còn rất ít tín đồ ở Tây Tạng tin theo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm