Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/05/2022, 13:32 PM

Ly Tướng (Phần 2)

Giữ được trọn vẹn chân tánh là thiện nhân có trí tuệ giác ngộ; đánh mất Nhân tánh, không còn tánh người là kẻ phạm tội ác sống theo vô minh dục vọng và sẽ chuyển kiếp đọa làm súc sanh, không được làm người.

Phân biệt Tướng với Tánh

Về mặt lý giải sự phân biệt Tướng với Tánh không quá khó khăn, về mặt hành trì sự phân biệt không dễ dàng trong thực tế cuộc sống. Cổ nhân có câu Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm. Diễn nghĩa: Vẽ con hổ chỉ vẽ được bộ da mà khó vẽ được bộ xương, biết người chỉ biết được mặt mà không biết được lòng.

Trường hợp pháp là một vật hữu hình, một sự kiện cụ thể sự phân biệt tướng và tánh dễ nhận thấy rõ ràng, thường được dùng làm ẩn dụ để suy ra trường hợp pháp vô hình, trừu tượng.

Bóng chim bay hay mặt trăng sáng nhìn thấy trên mặt nước hồ trong lặng là tướng, con chim hay mặt trăng ở trên trời mới là tánh. Tướng bao giờ cũng là giả tạm, tánh bao giờ cũng là chân thực. Người vô minh có tà kiến nhận thức sai lầm mới đi bắt chim hay tìm trăng ở dưới nước. Người thức tỉnh có chánh kiến nhận thức đúng sự thật không ai làm điều đó. Đây là một ẩn dụ về tà kiến, trong thực tế không có ai đi bắt chim hay tìm trăng ở dưới nước.

Truyện ngụ ngôn năm người thầy bói mù sờ voi trong Kinh Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đã chỉ dạy một bài học quý giá, đó là sự biên kiến, thiên kiến chỉ cho mình là, còn người khác là không đúng: Người thứ nhất sờ cái vòi bảo con voi như con đĩa thật to, người thứ nhì thì sờ cái ngà bảo con voi như que củi, người thứ ba sờ cái tai bảo con voi như cái quạt, người thứ tư sờ cái đuôi bảo con voi như cái chổi, người thứ năm sờ cái chân bảo con voi như gốc cây.

Năm người tranh cãi nhau, ai cũng bảo chỉ có mình nói đúng vì chính giác quan tức tay mình sờ thấy. Đến khi nhờ người sáng mắt dắt cho sờ đủ cả năm bộ phận của con voi, năm người thầy bói mù mới nhận thức ra đầy đủ hình tướng coi voi, thừa nhận sự thiên kiến của cá nhân mình đã không nhận thức ra toàn vẹn sự thật là thể xác con voi.

Nghĩ về tánh không

Tánh luôn luôn thường hằng vĩnh cửu theo lý Chân Như bất biến hay lý Nhất Như bất sanh bất diệt.

Tánh luôn luôn thường hằng vĩnh cửu theo lý Chân Như bất biến hay lý Nhất Như bất sanh bất diệt.

Đây cũng là mê nhầm của sự chấp kiến, chấp pháp nhưng không phải là tà kiến như ẩn dụ chim bay hay mặt trăng vì không phải hoàn toàn sai. Đây là biên kiến hay thiên kiến chỉ chấp thủ có một phần sự thật rồi tưởng là đã nhận thức trọn vẹn toàn phần sự thật. Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, đây là trường hợp mê muội rất nhiều người mắc phải mà không hay, tự nói thiên lệch thiếu sót một cách chủ quan mà không biết.

Nước có ba hình thể lỏng như nước ở sông biển, hơi như mây bay và rắn như khối băng sơn. Con mắt người thường nhận thấy rõ ràng ba vật thể có hình thể khác nhau, Phật học gọi là ba pháp tướng. Con mắt nhà khoa học nhận thấy cả ba trường hợp có ba hình thể khác nhau chỉ là một thực chất gồm có hy-drô và ốc-xy theo công thức 2H+O tức một nguồn gốc, Phật học gọi là pháp tánh.

Tướng thường có nhiều hình thể, dạng thái khác nhau và luôn luôn thay đổi chuyển hóa theo lý Vô Thường: Nước lỏng gặp khí nóng bốc thành hơi, gặp khí lạnh đông lại thành băng; mây gặp khí lạnh đọng lại thành nước mưa; khối băng gặp khí nóng tan thành nước lỏng... Tánh luôn luôn thường hằng vĩnh cửu theo lý Chân Như bất biến hay lý Nhất Như bất sanh bất diệt: Dù ở Tướng nào, Tánh của nước vẫn như nhau gồm có hy-drô và ốc-xy.

Ba tướng khác nhau của nước là lỏng, hơi và rắn là Sự Thật tương đối, Phật học gọi là Giả Đế, một tánh duy nhất của nước là hợp chất hy-drô và ốc-xy là Sự Thật tuyệt đối, Phật học gọi là Chân Đế. Khí nóng hay khí lạnh là Duyên của nước, nói đầy đủ là Cảnh Duyên, ý nói môi trường ngoại cảnh hay Trợ Duyên khi dụng ý nói đến vai trò phụ của Duyên, không phải là yếu tố căn bản làm nên Tánh. Lý Vô Thường được dẫn giải như sau: Khi Duyên giữ y nguyên không thay đổi thì cả Tướng và Tánh vẫn y nguyên, khi Duyên thay đổi thì Tướng thay đổi theo trong khi Tánh vẫn y nguyên không hề thay đổi.

Ứng dụng vào con người thay cho nước, Tướng của con người có rất nhiều hình dạng thay đổi: Về mặt sinh lý có sinh, lão, bệnh, tử. Về mặt kinh tế xã hội có thành công và thất bại, phát triển và suy vong. Về mặt tâm lý có vui buồn, sướng khổ, yêu ghét, nhớ thương hay hận thù...

Về mặt đạo đức có xấu tốt, gian manh thật thà, bội bạc thủy chung... Còn Tánh, con người chỉ có một duy nhất: Đó là Nhân tánh làm người ai cũng có như nhau một cách bình đằng đồng đều. Đây là tính bẩm sanh thường gọi là tánh Trời phú cho, tánh này vốn Chân Thiện, ai giữ được là người tốt, ai không giữ được trở thành người xấu. Trong Tam Tự Kinh có câu:

Nhận chỉ sơ

Tánh bản thiện,

Cẩu bất giáo

Tánh nãi thiên.

Diễn nghĩa: Lúc mới sanh ra, Tánh con người ai cũng thiện, có bản chất tốt lành. Nếu không được dạy dỗ, Tánh đó liền dời đi mất, ý nói Tánh bẩm sanh vốn tốt lành sẽ trở nên tánh xấu.

Quan sát không gian bốn chiều thấy tánh con người

Tu Phật là tu Tâm, giữ cho trọn vẹn Chân tánh bẩm sanh bằng cách hành trì pháp môn Ly tướng, xa lìa tất cả mọi tướng, không để mọi Giả tướng mê hoặc lừa gạt mình.

Tu Phật là tu Tâm, giữ cho trọn vẹn Chân tánh bẩm sanh bằng cách hành trì pháp môn Ly tướng, xa lìa tất cả mọi tướng, không để mọi Giả tướng mê hoặc lừa gạt mình.

Lưu truyền trong dân gian, ca dao có câu nhận xét về giá trị thực sự ở con người:

Hơn nhau cái áo cái quần,

Bóc ra mình trần ai cũng như ai.

Ở đây áo quần là Tướng, là Cảnh Duyên đóng vai trò hình thức hư giả phụ thuộc bề ngoài như danh vọng tài sản, quyền thế, địa vị xã hội... Mình trần là Tánh chỉ giá trị nội tại thực sự của bản chất con người, chỉ Tánh bẩm sanh vốn thiện ai cũng có đồng đều như nhau. Phật học gọi Tánh bản thiện là Chân tánh, Phật tánh, Như lai tánh, Pháp tánh Như Lai...

Trong thực tế, về mặt văn hóa xã hội có danh xưng là Nhân tánh chỉ bản tánh con người đang sống trong thực tại, nghĩa là đại đa số thành phần con người đang sống trong tập thể cộng đồng xã hội giữ Tánh Thiện bẩm sanh không còn được nguyên vẹn tốt lành như bẩm sanh mà đã để chuyển hóa suy hao ít nhiều. Số rất ít còn lại gồm hai loại: Thứ nhất thuộc thành phần giữ được hoàn toàn trọn vẹn, giữ được viên mãn Chân tánh vốn tốt lành, thứ hai thuộc thành phần đã chuyển hóa hoàn toàn tánh bẩm sanh từ Thiện trở nên Ác.

Giữ được trọn vẹn Chân tánh là thiện nhân có trí tuệ giác ngộ; đánh mất Nhân tánh, không còn tánh người là kẻ phạm tội ác sống theo vô minh dục vọng và sẽ chuyển kiếp đọa làm súc sanh, không được làm người. Do đó, tu Phật là tu Tâm, giữ cho trọn vẹn Chân tánh bẩm sanh bằng cách hành trì pháp môn Ly tướng, xa lìa tất cả mọi tướng, không để mọi Giả tướng mê hoặc lừa gạt mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm