Ly tướng (Phần 1)

Đây là một khái niệm căn bản trong giáo lý đạo Phật, coi như chìa khóa cửa của căn nhà kín cổng cao tường mở ra cho chủ nhân là hành giả bắt đầu cất bước trên con đường Giải Thoát.

Đây là một khái niệm căn bản trong giáo lý đạo Phật, coi như chìa khóa cửa của căn nhà kín cổng cao tường mở ra cho chủ nhân là hành giả bắt đầu cất bước trên con đường Giải Thoát. Kinh Kim Cang phẩm 14 Ly tướng tịch diệt có câu: Ly nhất thiết chư tướng, tức danh chư Phật. Diễn nghĩa: Xa lìa hết thảy mọi tướng, ngay lúc đó có thể xứng đáng gọi là chư Phật.

Khi xa lìa hết thảy mọi tướng, không nắm giữ trong tâm thức một tướng nào, hành giả mới có được cái tâm gọi là Tâm Vô Chấp, Tâm Vô Nhiễm, Tâm Thanh Tịnh, Tâm Không... Trong kinh Kim Cang gọi là Tâm Vô Sở Trụ, có nghĩa Tâm không có chỗ để bám tựa vào. Khi đó, Tâm của hành giả không còn là Tâm Vô Minh, Tâm Si Mê của kẻ phàm phu dung tục, vì đã chuyển thành Tâm Giác Ngộ, Tâm Bồ Đề.

Tâm của hành giả xa lìa hết thảy pháp tướng của vạn hữu, thực chứng hội nhập vào chư pháp giới Chân Như.

Tướng và Tánh là hai thuật ngữ nói tắt của Pháp tướng và Pháp tánh, người tìm hiểu đạo Phật cần nhận biết rõ ràng rành rẽ trong khi lý giải cũng như hành trì.

1. Pháp tướng và Pháp tánh

Trong Phật học, từ ngữ Pháp diễn tả nội dung của Dharma tiếng Sanskrit, Dhamma tiếng Pali, phiên âm là Đạt-ma hay Đàm-ma. Đây là một khái niệm có nội dung rất rộng mang nhiều nghĩa:

- Quy luật bao trùm toàn thể vũ trụ như lý Nhân Quả, lý Duyên Sinh, lý Vô Ngã, lý Vô Thường...

- Quy tắc hướng dẫn nhân sinh như Giáo pháp của Đức Phật, Chánh pháp, Pháp bảo, quy y Pháp...

- Giới luật trong đời sống tu hành như pháp môn, pháp luân, pháp quy..

- Sự hiển lộ của thể tánh, mọi hiện tượng, mọi sự vật, mọi thực thể...

- Nội dung tâm thức, tức đối tượng của mọi quán chiếu, tưởng niệm, suy tư...

- Những thành phần tạo dựng nên thế giới hiện hữu, tức pháp giới.

Nói tổng quát, theo Phật học đại từ điển của Đinh Phúc Bảo, Pháp là tất cả những gì có đặc điểm riêng biệt, khiến cho người nhận thức không lầm với cái khác, có những khuôn khổ riêng có khả năng làm phát sinh trong đầu óc người nhận thức có khái niệm về nó. Đây là định nghĩa cổ điển diễn nghĩa từ chữ Hán: Nhậm trì tự tánh quỹ sinh vật giải. Nói cách khác, Pháp là đối tượng của khái niệm, tất cả những gì tạo nên ấn tượng cho giác quan hay nhận thức, do đó con người mới có khái niệm về cái đó. Cái gọi là cái đó bao gồm tất cả những thực thể vật chất hay tinh thần, hữu hình hay vô hình, những vật thể hay hiện tượng trong vũ trụ hay những sự kiện trong sinh hoạt hàng ngày hay trạng thái tâm lý của con người trong cuộc sống.

Pháp được cảm thọ nhận thức qua hai lăng kính Pháp tướng và Pháp tánh, gọi tắt là Tướng và Tánh.

Thấy biết như thật và thấy tánh

Ly tướng (Phần 1) 1

Tướng

Tướng là tiếng đơn, tiếng ghép đôi thường dùng là Sắc tướng, Hình tướng Giả tướng, Hư tướng. Đó là sắc thái, hình dạng, trạng thái của một vật thể, một sự kiện hiển lộ ra ngoài, gây nên ấn tượng cho con người nhận thấy. Tướng là cái biểu tượng ra ngoài, bên trong là bản tánh, thực chất. Ca dao có câu:

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

Nước sơn, dung nhan vóc dáng con người gọi là Tướng. Chất của gỗ, tính nết con người là Tánh.

Tánh

Tánh hay Tính là tiếng đơn, tiếng ghép đôi thường dùng là Thể tánh, Bản tánh, Chân tánh. Từ ngữ này có nhiều nghĩa tùy theo từng trường hợp ứng dụng:

- Cái cốt tủy, gốc rễ chính yếu ấn đang ở trong như căn tánh, đức tánh, tánh khí...

- Bản thể, thực chất như tự tánh, tánh mạng, tánh tham dục.

- Nguyên lý bất biến, không đổi rời, không hoại diệt như Phật tánh, Như Lai tánh, Thiện tánh...

- Điểm đặc thù của từng loại như tánh chăm chỉ, tánh lười biếng, tánh hay nói hay cười...

Trong Phật học, hai thuật ngữ Tướng và Tánh thường dùng khi có đối ý với nhau như Sự đối với Lý, pháp Hữu Vi đối với pháp Vô Vi, Giả đối với Thực, Vọng đối với Chân...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Giải thích Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn

Nghiên cứu 10:45 18/03/2025

Phẩm này thuộc về phần lưu thông Kinh Pháp Hoa, là để hoằng dương Diệu Pháp. Bởi vì Quán Âm hóa hiện 32 ứng hóa thân là đối với căn cơ chúng sanh mà thuyết pháp. Tùy bệnh mà cho thuốc, nghĩa là nên dùng thứ thân nào mà hóa độ được chúng sanh, tức liền hiện thân ấy mà nói Pháp.

Đức Quan Thế Âm Bồ tát đản sinh

Nghiên cứu 12:15 17/03/2025

Nhân ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/02) hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông và trên mảnh đất thân yêu này đều có hình tượng của ngài.

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?

Nghiên cứu 15:22 13/03/2025

Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Nghiên cứu 11:52 13/03/2025

Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo