Mâm cúng ngày mùng 1 Tết Canh Tý cần chuẩn bị những gì?
Người Việt rất coi trọng việc làm cỗ cúng thần linh và gia tiên vào 3 ngày Tết Nguyên đán. Theo đó, mâm cúng ngày mùng 1 Tết gồm những món ăn truyền thống như bánh chưng, xôi gấc, canh măng, rau củ xào... và những lễ vật khác.
>>Tổng hợp các bài văn khấn dịp Tết Nguyên đán 2020
Mâm cúng ngày mùng 1 Tết Canh Tý 2020
Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, những lễ cúng quan trọng trong dịp Tết nguyên đán là lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp; lễ cúng tất niên vào trưa hoặc chiều 30 Tết; lễ cúng giao thừa vào đêm 30; lễ cúng đón Tết nguyên đán vào ngày mùng 1 và cuối cùng là lễ cúng hóa vàng kết thúc Tết nguyên đán.
Vào ngày mùng 1 Tết, các gia đình chuẩn bị một lễ cúng đón năm mới vào buổi trưa hoặc buổi chiều. Sau đây là gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày mùng 1 Tết Canh Tý, theo cuốn Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh (do NXB Trẻ xuất bản và lưu hành).
Ngoài các lễ vật như hoa quả, đèn nến, vàng mã, mâm cỗ truyền thống ngày đầu năm mới của người miền Bắc thường có "4 bát 6 đĩa", cầu kì hơn có thể chuẩn bị "8 bát 8 đĩa".
Theo phong tục dân gian, các gia đình làm gà từ chiều 30 Tết vì kiêng kỵ sát sinh vào ngày đầu năm mới. Mâm cúng mùng 1 Tết có thể ít hoặc nhiều món ăn tùy từng điều kiện gia đình, nhưng cơ bản sẽ có những món ăn trên. Về việc hóa vàng, khi cúng gia tiên, tiền vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ hóa vàng. Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo.
Lưu ý về việc hóa vàng, Thượng tọa Thích Đạo Hiển - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chia sẻ như sau: "Việc đốt vàng mã tại gia không nên lạm dụng và hiện nay được khuyến nghị loại bỏ bởi lãng phí tiền của, có thể gây ra nhiều hậu quả như ô nhiễm môi trường, hỏa hoạn nghiêm trọng... Việc cầu cúng, lễ bái quan trọng là ở lòng thành, chứ không phải đốt nhiều các cụ hưởng nhiều, đốt ít các cụ hưởng ít".
Văn khấn cúng tổ tiên ngày mùng 1 Tết
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tý.
Chúng con là: … hiện cư ngụ tại...
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mùng một đầu xuân, đón mừng năm mới.
Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.
Chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm