Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 25/06/2023, 19:00 PM

Mất phước mới là điều đáng sợ

Chỉ khi ta biết kiềm chế, từ chối những cuộc vui xao động, sống một đời nghiêm túc, có giới hạnh, tạo phước mãi thì càng về sau ta càng được người khác nể trọng, tâm hồn càng thăng hoa.

Chúng ta từ chối những cuộc vui vô bổ để tránh không mất tiền và mất phước, mà mất phước mới là đáng sợ. Bởi khi phước tổn thì kho hạnh phúc của ta bị hao hụt, ta khó tu và mất dần giá trị.

Chỉ khi ta biết kiềm chế, từ chối những cuộc vui xao động, sống một đời nghiêm túc, có giới hạnh, tạo phước mãi thì càng về sau ta càng được người khác nể trọng, tâm hồn càng thăng hoa.

Đặc biệt, nếu phước đó được kết hợp với công phu tu tập thiền định thì sau này ta sẽ được hưởng niềm hạnh phúc cao cả nhất, đó là sự khai mở tâm linh, sự an lạc vi diệu cao siêu trong thiền định. Đó là niềm hạnh phúc của bậc Thánh.

Tạo phước chớ mệt mỏi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ta được ăn một món ngon, được vui chơi thoải mái, được mọi người ngợi khen, được vinh quang, danh vọng,.. đều là hạnh phúc trần gian. Chỉ có an lạc vi diệu của thiền định mới là hạnh phúc bền lâu.

Nếu trước đây chưa hiểu đạo lý, ta lỡ hưởng thụ, vui chơi, lỡ đi tìm niềm vui thế gian thì thôi, cái đó không đáng trách lắm. Nhưng khi đã quy y Tam Bảo rồi thì buộc chúng ta phải đi tìm niềm hạnh phúc của Thánh, chứ không được tìm hạnh phúc tầm thường của phàm phu nữa.

Đó là một bổn phận thiêng liêng của người đệ tử Phật. Đức Phật chế ra giới luật cho Phật tử và cho cả người xuất gia để chúng ta kiềm chế, không làm điều sai, khước từ những lạc thú trần gian, để dành tổng kho hạnh phúc, dồn phước vào công phu tu tập thiền định, để trở thành một bậc Thánh tương lai.

Hiểu điều này ta mới hoan hỷ trì giới, mới thấm thía, cúi đầu biết ơn Phật. Người đã cấm ta, đã ngăn không cho ta trở thành một người tầm thường. Đức Phật là đấng cha lành cực kỳ sáng suốt, cực kỳ trí tuệ. Người muốn tất cả những người con của Người đều trở thành những bậc Thánh cao siêu. Hạnh phúc đó mới thật vững bền, vĩnh cửu mà cao thượng bao la.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nguồn gốc chung bảng tông Lâm Tế 

Kiến thức 16:36 11/05/2024

Người khai sáng Tông này là Thiền sư Nghĩa Huyền. Vì phong cách hoằng dương đặc biệt theo tông môn tại Thiền viện Lâm Tế ở Trấn Châu nay thuộc tỉnh Hà Bắc, do đó mà đời sau gọi là Tông Lâm Tế. 

Cách tắm Phật đúng trong lễ Phật Đản

Kiến thức 15:30 11/05/2024

Tắm Phật là một lễ hội văn hóa tâm linh của tất cả mọi người con Phật trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo. Mỗi năm vào dịp lễ Phật Đản, nghi lễ tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể.

Giới Định Tuệ là cốt lõi của Phật giáo, con đường đi đến giác ngộ giải thoát

Kiến thức 14:50 11/05/2024

Toàn bộ Kinh Luật Luận Phật giáo là nói về Tam học giới định tuệ, nhằm đưa ta đến cái hiểu cái biết, cái nhìn đúng như thực về các pháp, về mọi sự vật hiện tượng và nói cho cùng, mọi tư tưởng học thuật trên thế gian cũng chỉ nhằm trình bày cái sở kiến, cái biết.

Đại lễ Phật Đản: Nguồn gốc và ý nghĩa

Kiến thức 13:56 11/05/2024

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ lớn nhất trong Phật giáo, được tổ chức vào ngày 15 tháng Tư âm lịch hàng năm để kỷ niệm ngày Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.

Xem thêm