Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/04/2020, 20:06 PM

Mẹ chiến sĩ hy sinh tại Đà Nẵng: Ngủ đi con, cho mẹ ru lần cuối

"Nếu trong lòng mình có ước muốn giúp đỡ người khác thì mình đích thực là một vị Bồ tát, là một vị Bụt, dù là tuổi mình còn rất nhỏ. Chúng ta hiện có rất nhiều vị Bồ tát trẻ trên thế giới." (Thiền sư Thích Nhất Hạnh).

Sự ra đi của nhiều nghệ sĩ Việt mang tên 'ung thư'

Nước mắt người mẹ chiến sĩ Đặng Thanh Tuấn – bà Lê Thị Hảo. Ảnh: ZingNews

Nước mắt người mẹ chiến sĩ Đặng Thanh Tuấn – bà Lê Thị Hảo. Ảnh: ZingNews

Tại Việt Nam, trong những ngày qua, không khó để chúng ta nhận ra rất nhiều vị Bồ tát giữa đời thường trên tuyến đầu chống dịch, lặng thầm hi sinh, đối diện với khó khăn, nguy hiểm để kiến tạo lại sự bình an, khỏe mạnh cho cuộc sống. Đó là các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, biên phòng, công an, các cô lao công, các bác lái xe...

Sự bình an còn cần được bảo vệ, giữ gìn từ nhiều phía. Và trong những mặt trận giữ gìn, bảo vệ ấy, nhiều người đã hi sinh... Với góc nhìn từ Đạo Phật, có hai mẫu người cao quý trong xã hội, đó là những người biết LÀM ƠN & ĐỀN ƠN.

Đọc những dòng nhật ký của đồng đội 2 chiến sĩ công an vừa hi sinh khi làm nhiệm vụ tại Đà Nẵng (có tiêu đề: Về nhà thôi các anh ơi, các anh đã mệt rồi...), rồi bắt gặp bức ảnh PV Quang Hải (báo Kinh Tế Đô Thị) chụp người mẹ của Thiếu tá Đặng Thanh Tuấn (41 tuổi) - một trong hai chiến sĩ công an đã hi sinh - càng không thể kìm lòng.

Bức ảnh của PV Quang Hải (báo Kinh Tế Đô Thị) chụp người mẹ của Thiếu tá Đặng Thanh Tuấn (41 tuổi).

Bức ảnh của PV Quang Hải (báo Kinh Tế Đô Thị) chụp người mẹ của Thiếu tá Đặng Thanh Tuấn (41 tuổi).

Vĩnh biệt diễn viên Mai Phương

Dù không đứng đối diện trực tiếp với mẹ của đại úy T., nhưng có lẽ bất kỳ ai khi thấy bức ảnh này lòng cũng như thắt lại. Không nỗi đau nào bằng việc người mẹ phải chứng kiến, đối diện với cái chết của người con mình yêu thương. Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, thật chẳng dễ dàng.

Kẻ gây ra nỗi bất hạnh này – chắc chắn sẽ phải chịu hình phạt thích đáng trước pháp luật, và chịu những quả báo khác sẽ đến trong nhiều đời theo luật nhân quả được nhắc đến trong đạo Phật.

Người đã hi sinh – chẳng thể sống lại được. Các anh hi sinh vì nhiệm vụ, vì bảo vệ bình yên cho nhân dân – một sự quên mình cao cả. Nhân dân, đất nước tự hào vì những người con quả cảm như hai anh. Mong những người ở lại – là gia đình, bố mẹ, vợ con các anh sẽ sớm vượt qua đau thương để bước tiếp trên những hành trình của cuộc sống. Dẫu biết, hành trình phía trước ấy, thiếu vắng bóng dáng điểm tựa của một người đàn ông như các anh – thật không hề dễ dàng.

Bài thơ của Phật tử, nhà thơ Lương Đình Khoa được viết với cảm xúc từ bức ảnh về người mẹ, thay tình cảm của nhân dân, thay nén tâm nhang viếng các anh:   

NGỦ ĐI CON, CHO MẸ RU LẦN CUỐI…

Nước mắt này chẳng muốn rớt đâu con

Về đi thôi, bữa cơm chiều vẫn đợi

Cây khế già, cây xoan nâu cứ hỏi…

Dáng yêu thương sao lạc mãi chưa về?

 

Áo con xanh và mái tóc còn xanh

Như lá đang xuân, sao lìa cành bất chợt?

Mẹ hỏi trời, trời mưa nhòe tấm tức

Mẹ hỏi đất, đất câm nín không hay.

 

Chiếc áo sờn, hơi ấm vẫn còn đây

Mẹ cầm trên tay – bế bồng thơ ấu

Quản gì đâu bao mồ hôi xương máu

Cho hôm nay con khôn lớn hình hài

 

Để hoàng hôn đời mẹ vẫn thấy nắng ban mai

Lấp lánh mắt con khoác trên mình cảnh phục

Người chiến sĩ sẽ vì dân vì nước

Nối gót cha ông, yêu dòng máu Lạc Hồng.

 

Dù vẫn biết ngoài kia còn bóng tối

Trái tim con mong thắp sáng đẩy lùi

Mà nào nghĩ phút giây này đến vội

Khúc ruột này ai cứa đứt…Con ơi!

 

Xin ngược thời gian để lần cuối trong đời

Được ôm con, nghe ngọt bùi hơi thở

Còn được nghe như thuở nào thơ bé

Khẽ gọi tên thôi - dâng hạnh phúc tim mình.

 

Nước mắt này chẳng muốn rớt đâu con

Vì đã chảy dọc đời mẹ giông gió

Giờ đầu bạc tiễn đầu xanh… Đâu dễ.

Thắt quặn lòng nên vẫn ứa rơi lăn...

 

Đất nước tự hào vì có các con

Nhịp trái tim đập nhịp bình yên sông núi

Ngủ đi con, cho mẹ ru lần cuối

Giấc thảnh thơi bay đến những mặt trời.

 

Mẹ vẫn cần bước tiếp, dẫu chơi vơi

Nếu có linh, xin cho mẹ đá mềm chân cứng

Tiếp tục yêu thương, sớm chiều chăm bón

Những mầm xanh đang vươn khẽ bên vườn.

 

Con vẫn còn trong ánh mắt thân thương

Trong hơi thở, nụ cười, dòng máu chảy

Hai trẻ thơ – món quà con gửi lại

Nguyện lớn khôn, tim thắp sáng mặt trời.

 

Ngủ đi con, bóng tối đã tan rồi

Lời mẹ ru qua đêm sâu đã cạn

Tim mẹ đau nhưng chẳng còn nước mắt

Nào ngủ đi, bình minh thắp nhang đời.

Ngủ an lành trong tiếng nghẹn.. ạ... à...ơi..!

Nhà thơ Lương Đình Khoa: Đạo Phật giản dị, gần gũi như cơm ăn nước uống hàng ngày

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm