Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/05/2024, 23:15 PM

Mộc bản chùa Dâu - tư liệu quý về lịch sử Phật giáo Việt Nam

107 tấm mộc bản chùa Dâu thời Lê Trung Hưng là cơ sở nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của Phật giáo Việt.

Thủ tướng ký quyết định công nhận mộc bản chùa Dâu là bảo vật quốc gia hồi tháng 1, lễ công bố diễn ra tại chùa Dâu, xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hôm 13/5.

Theo hồ sơ của Cục Di sản Văn hóa, đây là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực. Năm 2000, chùa Dâu tu sửa, toàn bộ số hiện vật được chuyển lên bảo quản tại kệ gỗ gian bên phải tòa Tiền đường. 5 năm trước, ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh cùng nhà chùa thiết kế một tủ gỗ hai tầng, mỗi tầng có các giá chia làm nhiều ngăn nhỏ, tránh việc cọ xát những mặt ván vào nhau.

Một mặt ván của bộ ''Cổ Châu lục''. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa

Một mặt ván của bộ ''Cổ Châu lục''. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa

Mộc bản còn bảo lưu được 107 tấm, trong đó có 92 ván được khắc hai mặt và 15 ván khắc một mặt. Tổng số mặt ván thuộc bảo vật là 199. Cục Di sản Văn hóa tạm chia mộc bản thành 13 bộ tác phẩm, trong đó Cổ Châu hạnh, Cổ châu lục, Cổ Châu nghi, Nhân quả quốc ngữ, Kỳ vũ kinh, Thỉnh Long Vương nghi vẫn nguyên vẹn các mặt ván, còn lại không đủ số lượng do yếu tố thời gian. Một số ván bị mục mọt quanh viền, cong, vênh, nứt hai đầu vì bị ảnh hưởng lâu ngày bởi thời tiết và khí hậu, tuy nhiên phần chữ và đồ họa còn khá sắc nét.

Hồ sơ bảo vật của Cục Di sản Văn hóa khẳng định mộc bản chùa Dâu có giá trị về nhiều phương diện, như lịch sử, Phật giáo, ngôn ngữ, hình thức độc đáo.

Bảo vật được san khắc vào thời Lê Trung Hưng và Tây Sơn kéo dài đến thời Nguyễn, làm từ chất liệu gỗ thị, có tiết diện hình chữ nhật, kích thước trung bình 40 đến 47 cm, độ dày từ 1,5-2,5 cm. Hiện vật được thực hiện xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ chùa, muốn truyền lại cho thế hệ sau những bộ kinh để dạy đạo Phật, sự tích Man Nương, hệ thống Phật Tứ Pháp, loạt bài văn cúng, nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh.

Mộc bản chùa Dâu được chế tác theo quy trình truyền thống của Việt Nam, tỉ mỉ trong mọi khâu, từ chọn văn bản khắc in, chuẩn bị vật liệu gồm ván, giấy, mực đến khắc ván. Để chống cong vênh, người xưa cho xẻ một đường dọc theo đầu ván (chiều ngang ván), sâu vào khoảng 2-2,5 cm rồi găm vào đó cật tre già. Các ván sau nhiều lần in đều ngả màu đen bóng, bề mặt phủ lớp mực in khá dày.

Ngôn ngữ trên bảo vật đều là Hán cổ, chữ Nôm khắc ngược (âm bản), được trình bày ở hai mặt ván. Kiểu chữ chân phương, đường nét mềm mại, tính thẩm mĩ cao, được khắc nổi khoảng 1-1,5 mm, giúp bản in ra giấy dó sắc nét. Trong số tác phẩm thuộc bộ mộc bản, Cổ Châu lục là đại diện ''góp phần giúp các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có thêm nguồn sử liệu quý giá về sự phát triển ngữ văn Hán Nôm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là ngôn ngữ tiếng Việt cổ được ghi chép qua phần chữ Nôm'', theo Cục Di sản Văn hóa.

Một số ván khắc đan xen hình minh họa sống động, bố cục hài hòa với phần văn tự theo các dạng ''thượng đồ hạ văn'' (trên hình dưới chữ) và ''nhất thư nhất họa'' (một trang chữ một hình). Ở trang cuối của hầu hết tác phẩm có dòng niên đại, ví dụ Cổ Châu nghi (1792), Nhân quả quốc ngữ (1773), Tam giáo (1859).

Mặt ván ''Mục Liên''. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa

Mặt ván ''Mục Liên''. Ảnh: Cục Di sản Văn hóa

Bộ mộc bản Cổ Châu hạnh, Cổ Châu lục hỗ trợ các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự ra đời của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp vùng Dâu, lịch sử và quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam. Hai tác phẩm đều ghi vào đời Hán Linh Đế (168-190), thầy Phạn tăng là Khâu Đà La từ Tây Thiên Trúc đến thành Luy Lâu - trung tâm của Giao Châu đầu Công nguyên, nơi khách muôn phương thường xuyên lui tới. Dân sở tại chủ yếu làm nông nghiệp lúa nước, dẫn đến tâm lý sùng bái, tôn thờ các hiện tượng tự nhiên gắn với nông nghiệp. Những phép của thầy Khâu Đà La đã đáp ứng mong muốn tránh khỏi tai họa thiên nhiên của họ.

Tài liệu của Cục Di sản Văn hóa cho biết trước đây chùa Dâu thường được nhận định là trung tâm Phật giáo có sự giao thoa giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng bản địa. Nhưng việc xuất hiện các bộ ván đại diện cho tư tưởng Đạo giáo, Nho giáo tại chùa Dâu, như Âm chất giải âm, Tam giáo bình tâm luận cho thấy nơi đây còn dung hợp các loại hình tôn giáo khác. Qua đó khẳng định lịch sử Phật giáo Việt có sự sàng lọc, du nhập từ nền văn hóa nước ngoài, kết hợp tín ngưỡng, truyền thống văn hóa người bản địa để hình thành, phát triển trung tâm tôn giáo đậm bản sắc dân tộc.

Nguồn: Báo VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hơn 230 tình nguyện viên tham gia lan toả nét đẹp hiến máu nhân đạo tại chùa Giác Ngộ

Trong nước 16:22 15/06/2024

Sáng ngày 15/6, đông đảo quý Phật tử gần xa đã vân tập về chùa Giác Ngộ tham gia chương trình “Hiến máu nhân đạo” với tâm niệm “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”. Trong buổi hiến máu này có 231 người đăng ký, thành công thu về 209 túi máu nhiều đơn vị.

Đà Nẵng: Phật giáo với nhiều đóng góp trong công tác đối ngoại nhân dân nhiệm kỳ 2020-2024

Trong nước 11:35 14/06/2024

Sáng ngày 14/06/2024 Đại hội Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan thành phố Đà Nẵng lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029 được tổ chức tại Trường quốc tế St. Nicholas School, 458 Nguyễn Hữu Thọ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng.

Những khoảnh khắc xúc động trong Lễ vía Bà tại hệ thống các chùa núi Bà, Tây Ninh

Trong nước 14:45 13/06/2024

Trong 4 ngày diễn ra Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đã có 100.000 lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen. Nhiều nghi thức truyền thống và đại lễ dâng đăng kỷ lục được xem là lý do khiến núi Bà Đen đón lượng du khách đông chưa từng có trong các dịp lễ Vía trong suốt nhiều năm qua.

Núi Bà Đen, Tây Ninh lập kỷ lục Việt Nam với 55.000 ngọn đăng được dâng trong Lễ vía Bà

Trong nước 10:06 13/06/2024

Ngày 8/6 vừa qua, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu – lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất tại núi Bà Đen, Tây Ninh đã được tổ chức, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách.

Xem thêm