Mọi thứ xảy đến với chúng ta đều có nhân - duyên của nó
Một hôm nọ, Đức Phật cùng đệ tử đi khất thực thì gặp một cảnh tượng rất khó coi, đó là một người phụ nữ đang ra sức đánh đứa trẻ mới vài tuổi ngay giữa đường. Đứa trẻ bị đánh khóc lóc rất thảm thiết, nhưng người mẹ vẫn không dừng tay đánh nó.
Một hôm nọ, Đức Phật cùng đệ tử đi khất thực thì gặp một cảnh tượng rất khó coi, đó là một người phụ nữ đang ra sức đánh đứa trẻ mới vài tuổi ngay giữa đường.
Đứa trẻ bị đánh khóc lóc rất thảm thiết, nhưng người mẹ vẫn không dừng tay đánh nó.
Một đệ tử của Đức Phật thấy không đành lòng đã tự động rời đoàn và tới hỏi han.
Hóa ra đứa trẻ là con ruột của người phụ nữ kia, và bị mẹ đánh phạt vì không ăn cơm mà nhè đổ hết ra đất.
Và điều này xảy ra hàng ngày nên người mẹ cảm thấy rất tức giận, cho rằng con hư cần phải dạy nghiêm.
Người đệ tử thấy vậy cảm thấy rất bất bình bèn có lời khuyên can.
Tuy nhiên, người mẹ đang trong cơn giận dữ đó coi như không nghe được gì mà tiếp tục đánh con mình.
- Người đệ tử thấy vậy vội trở về đoàn và thưa với Đức Phật, xin Ngài tới dùng uy đức để phân xử mà cứu lấy đứa bé khỏi đòn roi và sự chửi mắng gay gắt của mẹ.
Đức Phật nghe xong liền mỉm cười và chậm rãi nói:
“Những gì con đang chứng kiến chỉ là vẻ bề ngoài, con có biết thực hư quan hệ của họ ra sao không?”
Người đệ tử này cùng các đệ tử khác đều trả lời rằng không và xin Ngài chỉ giáo.
Đức Phật từ tốn đáp:
“Vạn sự vạn vật đều có căn nguyên mà nên.
Kiếp này hai người kia là mẹ con ruột, nhưng kiếp trước không phải vậy.
Kiếp trước họ có ác duyên.
Người mẹ đang đánh mắng con kiếp trước là một cô bé, còn đứa trẻ đang bị đánh mắng là một người phụ nữ rất ghê gớm và là mẹ kế của cô bé nhỏ tuổi này.
Mẹ kế không ngày nào không hành hạ con riêng của chồng, trong khi cha ruột cô bé đi làm xa.
Cô bé luôn bị bỏ đói , bị đánh chửi từ khi còn nhỏ cho tới lớn.
Đây chính là ác duyên của họ theo luật nhân quả.
Người mẹ kế này bởi thế mà kiếp sau phải trả cái nợ kiếp trước, đầu thai làm con của cô bé này – (chính là người phụ nữ đang đánh mắng con của bà ta.)
Vì kiếp trước bỏ đói và ngược đãi con chồng, kiếp này ăn không ngon luôn bị nôn trớ, không những không được mẹ dỗ dành mà còn bị ngược đãi trở lại.
Đó là cái nợ họ cần trả.
Nếu bây giờ chúng ta can thiệp, nợ nần tiền kiếp của họ không được thanh toán, đến kiếp sau sẽ còn tệ hại hơn.
Và cũng khó mà can thiệp được cái oán thù của họ”.
Các đệ tử nghe lời dạy của Đức Phật xong đều giật mình ngộ ra và thôi không bận tâm nữa, tiếp tục lên đường khất thực.
- Quả thật con người trải qua hằng bao nhiêu kiếp, đầu thai luân hồi cũng là trả nợ hay hưởng duyên kiếp trước.
Nếu kiếp trước từng nợ nần ai, kiếp sau chắc chắn sẽ phải hoàn trả.
Bất kỳ sự can thiệp nào đều là trái tự nhiên, và khoản nợ đó sẽ muôn phần nặng hơn.
Từ đó mà suy ra rằng , nếu gặp bất cứ ai xử tệ với mình, đừng vội giận dữ và tính chuyện trả đũa họ, bởi biết đâu là ta đang hoàn trả nợ kiếp trước.
Và nếu không chịu hoàn trả , có thể khoản nợ đó sẽ còn nặng nề gấp bội về sau này.
Trăm năm trong chốn hồng trần
Trả vay, vay trả .. xoay vần khổ , vui...!!!
Cầu cho con và tất cả chúng sinh đời này và mãi mãi đời sau được nương theo Chánh pháp nhiệm màu, được lan tỏa Chánh pháp muôn nơi, tinh tấn tu tập thành tựu giác ngộ giải thoát, hưởng an lạc, tịch tịnh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm