Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/04/2019, 07:34 AM

Một lần viếng thăm tổ đình Giác Lâm

Chùa Giác Lâm (覺林: Giác Lâm tự) còn có các tên gọi khác như Cẩm Sơn, Sơn Can  hay Cẩm Đệm là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn. Đây chính là tổ đình của phái Thiền lâm tế chánh tông ở miền Nam Việt Nam.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Chính điện Tổ đình Giác Lâm

Chính điện Tổ đình Giác Lâm

Bài liên quan

Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân thuộc phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia việt nam  theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.

Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm giáp tý 1744  đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Bửu tháp Xá Lợi tại Tổ đình Giác Lâm. Ảnh: Trí Bửu

Bửu tháp Xá Lợi tại Tổ đình Giác Lâm. Ảnh: Trí Bửu

Lên Sài Gòn, được bạn ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ cho mượn con xe citi, thế là vòng vèo trong dòng xe đông cứng đến chốn thiêng rợp bóng cây xanh vút cao trong lòng thành phố, ở đường Lạc Long Quân, tôi đã ghé thăm ngôi cổ tự bậc nhất Sài Gòn đó là Tổ Đình Giác Lâm.

Tượng Phật Thích Ca lộ thiên. Ảnh: Trí Bửu

Tượng Phật Thích Ca lộ thiên. Ảnh: Trí Bửu

Bài liên quan

Không ngờ rằng trong lòng hòn ngọc viễn đông tất đất tấc vàng có một không gian thiền rộng đến vậy, lại rợp bóng cây xanh. Chính điện cổ kính, nền cao, mái chùa thấp nhưng vững vàng. Khu vực cho thỉnh kinh sách bồ câu dạn dĩ tung bay hay chậm chân trên mặt đất, tiếng đập cánh ồn ả chút trong thinh không thanh tịnh. Bà con có chỗ lặng để ngồi trong các vòm cây cao, nghỉ ngơi chiêm nghiệm. Ở Giác Lâm, bắt gặp một di tích cấp quốc gia kiến trúc, bày trí, nghi thức thờ phụng mang theo lịch sử 300 năm trước khi đô thành Sài Gòn đang trong giai đoạn thành hình. Chính điện thờ Phật, phía sau thờ Tổ, lại có tháp cao...

Những pho tương Phật quý tại Tổ đình Giác Lâm. Ảnh: Trí Bửu

Những pho tương Phật quý tại Tổ đình Giác Lâm. Ảnh: Trí Bửu

Ghi được mấy khuôn hình kỷ niệm, chia sẻ...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm