Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/12/2022, 22:00 PM

Một số thắc mắc về phương pháp quán tâm theo kinh Đại Niệm Xứ!

Dạ con chào thầy, con là nam, năm nay 20 tuổi. Con đang thực tập theo phương pháp quán tâm theo kinh Đại Niệm Xứ, con lấy thiền định hơi thở làm trợ duyên tu tập. Con có hai vấn đề muốn xin thầy chỉ dạy:

Câu hỏi:
1. Con có tính nghi và cầu toàn nên khi con ghi nhận diễn biến tâm con hay bị rối giữa tâm này với tâm kia, con hay có tâm lý ép mình phải ghi nhận tâm theo chuẩn danh từ, lý thuyết như trong kinh điển. Vấn đề lớn hơn hay xảy ra nữa là con hay lưỡng lự giữa các đề mục thiền quán này với thiền quán khác, như cái nào cũng thích, cũng muốn, không có quyết đoán. Vậy con nên chỉnh sửa như thế nào cho đúng ạ?
2. Khi con hành thiền quán hơi thở, sau một lúc, khi nhanh khi chậm, con tập trung vào hơi thở thì thấy có ánh sáng trắng hoặc vàng toả ra, hoặc đôi lúc là một hình tròn đỏ chói như máu. Những lúc thấy hình tròn đỏ chói như thế con hay có tâm lý sợ và tưởng ra các hình ảnh ma quỷ nên không thể tập trung sâu vào định được. Và có những lúc khi ngồi thiền con cảm thấy khinh an, nhẹ nhàng, rỗng rang nhưng sau khi xuất định, ngực con hơi tức, nhói hay cơ thể nặng nề. Con nghĩ thiền định chỉ là tạm thời lấy đá đè cỏ, khi xuất định phiền não, vọng tưởng sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, con vẫn muốn xin ý kiến của thầy.
3. Con chủ yếu sống một mình nên thi thoảng dễ chán, sinh phóng dật. Con nên làm sao để trừ bỏ phóng dật khi ở một mình nhiều ạ?
Con cám ơn thầy vì lắng nghe và phản hồi những vấn đề linh tinh, than thở của con. Chúc thầy an lạc.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

1) Con nghi là phải, bởi vì không cần phải chọn một đối tượng nhất định nào để quán. Chỉ cần tâm trọn vẹn rõ biết thì đối tượng nào đang diễn ra liền thấy biết là được. Thí dụ đang đi thì trọn vẹn rõ biết thân, mỏi chân thì trọn vẹn rõ biết thọ, nổi sân thì trọn vẹn rõ biết tâm, sân sinh diệt thì trọn vẹn rõ biết pháp. Chứ đâu cần dừng lại ở đâu.

2) Trong khi chân thành trọn vẹn rõ biết thực tại tức đang tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, là đã có định rồi. Tâm trọn vẹn hay chánh niệm đã là định rồi. Đó là định (không dao động, thất niệm) trên mọi đối tượng đang diễn biến. Có như thế mới "không bước tới, không dừng lại" chứ không cần phải trụ trên một đối tượng như đá đè cỏ.

3) Chán nản thì trọn vẹn rõ biết trạng thái chán nản đang diễn biến sinh diệt như thế nào, phóng dật thì trọn vẹn rõ biết trạng thái phóng dật đang diễn biến sinh diệt như thế nào v.v... Đó chính là quán pháp. Như vậy, dù chán nản hoặc phóng dật con vẫn chánh niệm tỉnh giác được. Nếu con khởi vọng tìm cách loại bỏ chán nản, phóng dật thì liền mất trọn vẹn rõ biết của tinh tấn chánh niệm tỉnh giác.

Theo: Trung tâm Hộ tông

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trở về lắng nghe, quan sát nguồn gốc của lo lắng và khổ sầu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:00 31/05/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con xin cám ơn lời dạy của Thầy và con chiêm nghiệm thấy rằng mỗi khi ruột thịt con bị gì, con xót xa lo buồn vì có đủ cả ba "tham, sân, si". Tham vì ao ước người đó được sung sướng, sân vì không chấp nhận sự việc và si vì ái luyến, chấp ngã sở.

Ảo tưởng cái tôi càng giảm thì tánh xấu cũng sẽ giảm theo

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 30/05/2024

Hỏi: Thưa Thầy, gần đây tâm ganh tỵ của con càng ngày càng lớn, đặc biệt là trong học tập khi thấy bạn học giỏi hơn mình. Dù biết là nên vui với thành công của bạn mới đúng nhưng con không làm được. Xin Thầy chỉ cho con cách vượt qua tính xấu này.

Cái tôi dù lành mạnh tốt đẹp tới đâu vẫn chỉ là ảo tưởng

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:45 28/05/2024

Thưa Thầy, con rất thích câu Thầy nói “Chỉ có giải thoát hoàn toàn khi chấm dứt bản ngã, chứ không có bản ngã giải thoát hoàn toàn!”. Con cũng hiểu ý Thầy khi thầy nói đại ý tu để hoàn thiện bản ngã thì không bao giờ giải thoát.

Làm sao hộ trì Tam bảo đúng Pháp?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:30 27/05/2024

Hỏi: Con có một tâm nguyện là muốn hộ trì Tam Bảo để Phật pháp được trường tồn dưới mọi hình thức. Thưa Thầy, vậy làm sao hộ trì Tam bảo cho đúng Pháp để Phật giáo trường tồn?

Xem thêm