Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/05/2024, 16:20 PM

Pháp danh “Phổ Hiền” có quá lớn lao?

Hỏi: Pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

Hỏi: 

Thưa Thầy, đã lâu rồi con và bốn người bạn cùng quy y với một vị thầy khả kính. Đến nay con biết có người đã tìm một vị thầy khác hoặc không còn nhớ vị thầy mà mình quy y. Như vậy có đúng không?

Dạ, pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

279876886_7883939148313323_6819989791110245991_n

Đáp: 

1. Quy y Tam bảo không có nghĩa là quy y một vị Thầy, một ngôi chùa hay một hệ phái. Hơn nữa quy y Tam Bảo là nương theo Tam bảo trong lòng mình.

Lòng mình sáng suốt là quy y Phật, lòng mình định tĩnh là quy y Pháp, lòng mình trong lành thanh tịnh là quy y Tăng.

Con nên học nhiều vị thầy, đi nhiều chùa và nghiên cứu nhiều Tông phái, nên tự quy y Phật, Pháp, Tăng trong lòng, không nên quy y cá nhân một vị thầy, một ngôi chùa hay một tông phái nào bên ngoài.

2. Mỗi người có quyền chọn một vị thầy, một ngôi chùa hay một tông phái thích hợp với mình để học hỏi tu tập. Đó chỉ là duyên chứ không phải quy y. Nên trong phần giới luật Đức Phật có cho phép nếu tu học với ai, nơi nào mình cảm thấy không thích hợp nữa, không tiến bộ được thì nên đi tìm vị thầy khác, ngôi chùa khác, hoặc tông phái khác thích hợp có thể giúp mình tu tiến.

Nếu xin 3 lần vị thầy không cho vẫn có quyền ra đi, không xem đó là mất Tam quy, phản bội sư môn hay phạm giới luật gì cả. Riêng thầy, thầy luôn tùy duyên nên sẵn sàng chấp thuận bất cứ người đệ tử nào xin đi, thậm chí còn khuyên họ đi khi họ cảm thấy không hợp duyên hay không tiến bộ trong sự hướng dẫn của thầy. Chỉ có tự do tuyệt đối mới có thể giác ngộ được. Đức Phật đã dạy không nương tựa, không chấp trước bất cứ điều gì trên đời là vậy.

3. Pháp danh chỉ có mục đích nhắc nhở mình đã quy y rồi nên từ nay phải tinh tấn tu tập. Con nương hạnh Bồ-tát để tu tập là tốt, nhưng cũng đừng quan trọng hóa hay chấp vào cái tên, nếu cái tên chỉ là giả danh mà mình còn chấp thì cái ngã làm sao mà buông được, phải không con?

Chúc con tâm thật rộng mở bao dung, đầy lòng từ ái, và luôn cảm thông với mọi người như ý nghĩa pháp danh Phổ Hiền của con vậy...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Con quan sát nhưng không thay đổi được gì?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 04/11/2024

Hỏi: Khi con chán nản thấy mọi sự điều vô nghĩa thì con nên làm gì? Dù con quan sát tâm nhưng không thay đổi được gì và tình trạng này kéo dài mấy ngày. Xin Sư giúp con!

Niết bàn, sinh tử thị không hoa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024

Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.

Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024

Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!

Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

Xem thêm