Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Một vài quan điểm Phật giáo về vấn đề ly hôn

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

 Nguyên nhân ly hôn là do hôn nhân không hạnh phúc, tình trạng hôn nhân xấu trầm trọng không thể kéo dài, hai bên không tìm được tiếng nói chung và muốn chấm dứt tình trạng gò bó này. Hiện nay, tỷ lệ ly hôn đang ở mức rất cao, sự việc này sẽ dẫn đến những vấn đề nan giải, hệ lụy diễn ra trong xã hội.

Theo quan điểm của đạo Phật, việc ly hôn không phải là vấn đề bị cấm đoán. Nam và nữ phải có quyền tự do chia tay nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau. Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.

Đức Phật từng khuyên những người đàn ông quá lớn tuổi không nên lấy vợ trẻ, bởi người già và người trẻ khó hòa hợp về nhiều phương diện sẽ dẫn đến những hệ quả không hay.

Để tránh ly hôn, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt cho cuộc hôn nhân. Đôi khi phim ảnh cho chúng ta thấy những hình ảnh không thực tế về các mối quan hệ lãng mạn, dễ dẫn ta đến việc có những đòi hỏi hay mong đợi vô lý. Tốt hơn nên coi hôn nhân như là một sự kết hợp với bổn phận và trách nhiệm chứ không phải là sự lãng mạn. Hãy tìm hiểu về đối tượng thật kỹ - quan sát người đó ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ở những thời điểm khác nhau trước khi kết hôn và bắt đầu đời sống gia đình. Sự xung đột là tự nhiên, vì thế hãy phát triển thói quen trao đổi, tạo sự truyền thông tốt và các kỹ thuật để cùng nhau giải quyết những khác biệt. Hãy xem người bạn đời của mình là quý báu và nuôi dưỡng những đức tính tốt ở nơi họ.

Đức Phật dạy khi hai vợ chồng đều có: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí thì không những thiết lập được hạnh phúc trong hiện tại mà còn mang lại hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai.

Đức Phật dạy khi hai vợ chồng đều có: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí thì không những thiết lập được hạnh phúc trong hiện tại mà còn mang lại hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai.

Hãy lắng nghe tiếng nói từ nỗi lòng của người đối diện để thấu hiểu nhau hơn. Đạo Phật khuyên hàn gắn hơn là sự chia rẽ. Vì hôn nhân là hệ trọng trong đời nên cần phải giữ gìn và trân quý nó.

 Ly hôn là nỗi đau cho tất cả mọi người liên quan, và nó cần có thời gian để lắng đọng. Thông thường có người sẵn sàng làm lại cuộc đời, còn người kia thì không, vì thế sự kiên nhẫn và chịu đựng là rất cần thiết. Nếu hai vợ chồng có con cái, điều quan trọng là không nên nói xấu về người vợ/chồng trước đó của mình, vì điều đó ảnh hưởng không tốt đến con cái. Có thể bạn không cần có sự liên hệ lâu dài với người đã chia tay, nhưng con cái của bạn cần có sự liên hệ cả đời với cả hai cha mẹ. Đừng đem con cái vào cuộc, khiến con cái phải đứng về phía người này để chống lại người kia. Thay vào đó hãy hợp tác với người phối ngẫu, người đã chia tay để tạo ảnh hưởng tốt cho con cái.

Ly hôn là chuyện bất đắc dĩ, và làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, tạo nên sự mặc cảm tự ti trong cuộc sống.

Tóm lại, hôn nhân và tình yêu là vấn đề hệ trọng đối với đời người. Do vậy, nên chín chắn và kỹ càng trong việc tìm hiểu người bạn đời và tiến tới hôn nhân bền vững. Một gia đình hạnh phúc đó là niềm mơ ước của mọi người. Khi có gia đình hạnh phúc thì mình có tất cả. Tiền tài danh vọng, địa vị, sự thăng tiến đều bắt đầu từ hạnh phúc gia đình. Thành ra, việc xây dựng hạnh phúc gia đình cần phải có đủ các kiến thức, kỹ năng sống và nhất là khả năng thấu hiểu, cảm thông, tha thứ cùng bao dung.

Theo Phật giáo, có bốn yếu tố dẫn đến hạnh phúc hôn nhân bền vững, đó là: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí. Đồng tín là cùng một niềm tin tôn giáo, đồng quan điểm về sự sống, về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Đồng đức là cùng giữ gìn các phẩm hạnh đạo đức. Đồng trí là có nhận thức tương đồng. Đồng thí là cùng có tâm rộng lượng san sẻ yêu thương với mọi người. Sắc đẹp và tiền tài không có trong bốn yếu tố tạo nên hạnh phúc bền vững. Dĩ nhiên không phải đạo Phật phủ nhận sắc đẹp và tiền tài, mà khi đã có bốn yếu tố kể trên thì mọi thứ đều có. Đức Phật dạy khi hai vợ chồng đều có: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí thì không những thiết lập được hạnh phúc trong hiện tại mà còn mang lại hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Phật pháp và cuộc sống 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Xem thêm