Thứ tư, 28/06/2023, 21:12 PM

Mùa hạ trong rừng

Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài. Cuối cùng, Phật quyết định năm ấy vào rừng nhập Hạ. Độc cư một mình. Đó là mùa Hạ thứ 10 tại rừng Pãrileyyaka - Kosambi. 

Đọc tới đây, đừng nói là chư Thánh đệ tử thời Phật còn tại thế đau lòng, mà những người con Phật thời mạt pháp như chúng ta cũng cảm thấy xót xa bùi ngùi. Xót xa cho ai, bùi ngùi cho ai? Cho Phật thì Phật đã hoàn toàn an vui giải thoát, đâu có gì để ta xót. Nói đệ tử không nghe thì thôi Phật không nói nữa, im lặng mà đi. Nhưng hình ảnh này, tâm tình này làm rúng động lòng người, khó mà quên được. Có một cái gì xót quá cho tình cha, tình thầy, cho hôm nay cho mai sau… Cho những đứa con đáng giận mà cũng đáng thương tới ngậm ngùi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chúng ta đâu không là đệ tử Phật, không biết Như Lai ngự ở trong tâm. Diễm phúc ấy, tình yêu thương ấy Phật dành cho chúng sanh là vô tận. Vậy mà ta phủ nhận, ta từ chối và Phật đành phải ra đi. Một mình. Dĩ nhiên đức Như Lai không bao giờ để cho phiền não vây nhiễu. Các thầy cãi nhau mãi, đàn việtkéo tới không thấy Phật, họ không thèm cúng kiến gì nữa, còn bắt đền phải đi tìm Phật. Chừng đó mới hay, trước kia không nghe lời Phật thì bây giờ phải nghe lời chúng sanh, bị chúng sanh sai sử. Té ra sự thầm lặng ra đi của đức Phật lại mang một ý nghĩa giáo dục sâu xa, mạnh mẽ và kết quả hơn nhiều lời chỉ dạy.

Thân tâm bào ảnh, quốc độ nguy thúy, vậy mà một niệm lự trong tâm lại có sức mạnh ngàn cân, dẫn chúng sanh đi trong cát bụi tử sinh từ xửa từ xưa. Ta mê cãi nhau về một chậu nước nên úp hay nên ngữa mà quên mất cả quả địa cầu sắp nổ tung, cả tòa thân tâm bị nhiễm nhơ! Do đâu mà ra? Do không có Phật ở trong tâm, nên lầm lũi đi trong bóng tối vô minh, tạo nghiệp không cùng.

Kinh Pháp Cú kể về giai thoại này thật sống động. Sau khi Phật đã vào rừng nhập Hạ ba tháng, các thầy Tỳ Kheo theo Ngài A Nan vào rừng tìm Phật đảnh lễ sám hối, kèm theo là một trường khóc than kể lể… để thỉnh đức Thế Tôn trở về. Nghe xong, Phật vui vẻ bảo:

Tốt hơn sống một mình,                       

Không kết bạn người ngu,

Độc thân, không ác hạnh,       

Sống vô tư vô lự,       

Như voi sống rừng voi. 

Nói rồi Phật lại lên đường. Tuy đi với các thầy nhưng vẫn trên tinh thần thường độc hành thường độc bộ. Một mình sống, một mình tu, một mình ôm trọn ba cõi vào lòng, rồi thanh thản thả vào hư vô cái không cùng không tận của một đấng Như Lai đi vào đời.

Ngày ta sống với điên đảo vọng tưởng là ngày không có Phật ở trong lòng, ngày bỏ rơi, ngày đau khổ. Không phải Phật bỏ rơi ta mà là ta bỏ rơi Phật. Ta không nhận ra Phật mặc dù Ngài vẫn ở bên ta, trong ta, dù ta có bay lên thiên đường hay xuống tận địa ngục. Phật vẫn vậy, yêu thương và độ lượng. Nhưng ta chỉ chơi với phiền não, không chịu chơi với Phật. Đến khi chúng đánh cho tơi bời thì ta thản thốt kêu lên “Phật ơi cứu con!”. Như Lai đến ngay. Chỉ có điều chúng ta đã bấu vào ngã ái ngã chấp quá sâu quá lâu, bây giờ Phật bảo buông, buông không được nên muốn cứu, cứu cũng chẳng xong. Có chúng sanh nào dám liều mình ném quách cái giả ngã xuống đâu. Ném một cái thì còn chi để vui buồn sướng khổ???

Khi tôn giả A Nan đại diện tứ chúng vào rừng tìm Phật, voi Pãveyyaka lúc bấy giờ làm thị giả hầu Phật đã ra cản đường. Thế Tôn gọi lại: - Pãveyyaka! Hãy để thầy ấy đến với Như Lai, thầy là thị giả của ta đó. Chỉ cần nhớ Phật, đến với Phật là trong ta có Phật, trong Phật có ta. Chấm dứt nhân ngã bỉ thử, cuồng tâm loạn trí thì Phật trở về. Trở về như chưa từng vắng thiếu. Bao dung tha thứ là đức hóa vô lượng của các đấng Như Lai. Bởi vì Như Lai cũng chính là chân tánh của chúng sanh, có ai khác đâu mà không vôlượng. Tuy nhiên một khi tâm mê thì chỉ trong gang tấc mà chúng sanh và Phật muôn trùng cách xa.

Lại Rằm tháng Tư, lại mùa đản sanh, lại Như Lai đến với chúng con. Muôn đời Thế Tôn vẫn luôn như thế, dù chúng sanh có cang cường tới đâu, Như Lai mãi yêu thương trần gian điên dại này. Bởi vì Phật biết rất rõ cõi đời không thật, chúng sanh mộng huyễn không hoa. Có gì ngại đâu!

Và như thế, chúng con có bao giờ vắng thiếu đức Thế Tôn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm