Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/06/2020, 08:22 AM

Mục đích cạo tóc khi xuất gia

Người xuất gia mỗi khi đưa tay sờ lên đầu, phải ý thức rằng mình là người tu theo giáo lý nhà Phật, nhận đức Phật – một người có đại hùng, đại lực làm thầy, thì chúng ta phải biết học theo những công hạnh của Phật.

Điều kiện tiên quyết của người xuất gia

Hạnh phúc nhất của những người Phật tử khi đến chùa là được bước vào chánh điện, ngắm nhìn tôn tượng của đức Phật, cũng như tôn tượng của các vị Bồ tát. Tuy đức Phật không còn hiện hữu ở đời, nhưng chỉ cần được nhìn ngắm tôn dung của Ngài, được đảnh lễ hình tượng của Ngài, là cũng đủ giúp người Phật tử cảm thấy hạnh phúc và an lạc.

Một hạnh phúc nữa của người Phật tử khi được về chùa là được ngắm nhìn hình ảnh của quý thầy, được học hỏi giáo pháp từ nơi quý thầy, được quý thầy giúp đỡ tháo gỡ những khúc mắc trong đời sống hằng ngày. Quý thầy quả là người có sức mạnh. Sức mạnh ở đây không phải nói về sức mạnh thể chất, mà là sức mạnh về tinh thần. Quý thầy dám từ bỏ gia đình, sống không gia đình, ép mình vào trong khuôn khổ của oai nghi và giới luật. Quý thầy là người thay mặt chư Phật tuyên dương giáo pháp, làm cho giáo lý đạo Phật được phổ biến rộng rãi, mang đến lợi ích cho nhiều người. Quý thầy với hình ảnh đầu tròn áo vuông, toát lên một vẻ đẹp uy nghiêm mà thoát tục. Chúng ta có để ý rằng hễ là người xuất gia theo đạo Phật dù khác nhau về hệ phái (Nam tông, Bắc tông…), khác nhau về pháp môn (Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông…), khác nhau về cách ăn mặc (người xuất gia ở mỗi nước đều có cách ăn mặc khác nhau), khác nhau về cách thờ tự, sinh hoạt… nhưng đều có một điểm chung duy nhất là đều cạo sạch râu tóc. Vậy thì mục đích của việc cạo bỏ râu tóc là gì? 

Người xuất gia phải là người mô phạm về đạo đức, là hình mẫu để người thế gian noi theo.

Người xuất gia phải là người mô phạm về đạo đức, là hình mẫu để người thế gian noi theo.

Đạo hạnh của người xuất gia, một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo

Cạo tóc để không còn phân biệt giai cấp

Vào thời đức Phật còn tại thế, xã hội Ấn Độ rất coi trọng việc phân chia giai cấp. Có bốn giai cấp đang tồn tại trong giai đoạn đó, bao gồm giai cấp Bà-la-môn chuyên coi về việc tế lễ, Sát-đế-lợi tức là giai cấp vua chúa, Phệ-xá là giai cấp thương nhân và các chủ doanh nghiệp, giai cấp cuối cùng Thủ-đà-la là người cùng đinh, người lao động và làm công cho ba giai cấp kia. Ngoài ra, còn một giai cấp là Chiên-đà-la, chỉ có thể làm được duy nhất một nghề là đổ phân. Ba giai cấp trên tự cho mình là cao quý, còn Thủ-đà-la bị liệt vào hạng thấp hèn. Mỗi giai cấp lại có một cách búi tóc khác nhau. Nhìn vào búi tóc của một người, ta có thể biết được người đó thuộc về giai cấp nào, cao quý sang trọng hay hèn hạ thấp kém.

Thời đó, sự phân chia giai cấp diễn ra rất mãnh liệt. Người ở giai cấp hạ liệt bị đối xử rất tệ bạt. Họ không được ăn học, bị các giai cấp khác hành hạ, bóc lột. Thấu hiểu nỗi đau khổ đó của chúng sanh và hiểu rõ sự thật “không có giai cấp khi máu cùng đỏ, không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn”, nên đạo Phật đã ra đời. Đức Phật – người đã có chủ trương muốn xóa bỏ sự phân biệt giữa các giai cấp, chủ trương bình đẳng giữa các giai cấp với nhau. Việc đầu tiên để tiến tới xóa bỏ giai cấp là đức Phật chế định các hành giả khi phát tâm xuất gia, bắt buộc phải cạo bỏ râu tóc, để từ đó người ngoài nhìn vào không còn có thể biết được vị đó thuộc về giai cấp nào. Đó là lý do đầu tiên mà quý thầy khi xuất gia phải cạo tóc.

Mỗi khi mang hình tướng người xuất gia đầu tròn áo vuông bước ra bên ngoài thế gian, là mỗi lần chúng ta tự nhận với mọi người rằng “tôi là một người đạo đức”.

Mỗi khi mang hình tướng người xuất gia đầu tròn áo vuông bước ra bên ngoài thế gian, là mỗi lần chúng ta tự nhận với mọi người rằng “tôi là một người đạo đức”.

Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh có đạo đức cho người xuất gia

Cạo tóc làm cho người xuất gia khác với người đời

Trong bài Quy Sơn Cảnh Sách của thiền sư Linh Hựu có đoạn: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng”. Có nghĩa là: “Phàm là người xuất gia, thì phải cất bước vượt tới chỗ sâu xa, tâm hình khác tục, kế thừa làm hưng thịnh dòng Thánh”. Trong đó có câu “tâm hình dị tục”, là từ trong nội tâm đến hình tướng bên ngoài của một người xuất gia phải khác với người thế gian. Riêng về phần hình tướng bên ngoài thì người thế gian ăn mặc quần là áo lụa, màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, tím, vàng. Ngược lại, người xuất gia chỉ được mặc áo nâu sòng, áo màu hoại sắc. Người thế gian cắt gội uốn nhuộm làm cho mái tóc thật đẹp, lại dùng những thứ đẹp đẽ như trâm vàng, lược ngọc cài cắm trên tóc. Người xuất gia thì phải phủi đi mái tóc xanh của mình. Người thế gian dành nhiều thời gian để chăm sóc cho cái huyễn thân của mình. Người xuất gia nhờ không quá chú trọng đến hình thức bên ngoài mà có nhiều thời gian để tu tập, chuyển hóa nội tâm.

Theo nhà Phật, tóc là biểu tượng của phiền não. Cạo tóc có nghĩa là đoạn trừ phiền não

Trong Tỳ-ni Nhật Dụng của Tỳ-kheo Độc Thể, một cuốn sách gối đầu giường của người xuất gia có đoạn:

“Thế trừ tu phát

Đương nguyện chúng sanh

Viễn ly phiền não

Cứu cánh tịch diệt”.

(Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sanh, bỏ cả phiền não, tuyệt đối thanh tịnh).

Hay có bài kệ:

“Hủy hình thủ chí tiết

Cắt ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Thánh đạo

Thệ độ nhất thiết nhân”.

Hay có đoạn thơ:

“Tóc vừa cạo tơ lòng đoạn phủi

Cuốn sổ đời tên tuổi đã bôi”.

Người xuất gia mỗi khi đưa tay sờ lên đầu, phải ý thức rằng mình là người tu theo giáo lý nhà Phật, nhận đức Phật – một người có đại hùng, đại lực làm thầy, thì chúng ta phải biết học theo những công hạnh của Phật.

Người xuất gia mỗi khi đưa tay sờ lên đầu, phải ý thức rằng mình là người tu theo giáo lý nhà Phật, nhận đức Phật – một người có đại hùng, đại lực làm thầy, thì chúng ta phải biết học theo những công hạnh của Phật.

Hành trình xuất gia của người trẻ

Qua cả ba bài kệ trên, đều có đề cập đến việc người xuất gia phải cạo bỏ râu tóc. Người xuất gia một khi phát nguyện cạo tóc cũng là lúc họ đã phát nguyện cạo sạch hết những cấu uế trong nội tâm, đoạn trừ hết những phiền não nghiệp chướng (tham, sân, si…), cắt đứt những sợi dây trói buộc thân tâm (tài, sắc, danh, thực, thùy), cắt đứt sợi dây ái luyến (các mối quan hệ trong gia đình như cha mẹ, anh chị em, chồng vợ), nguyện ra khỏi nhà ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới), phát nguyện hoằng dương Phật pháp và hóa độ tất cả chúng sanh. Đó là bản nguyện rộng lớn của một hành giả xuất gia.

Chúng ta hiểu muốn cạo bỏ một mái tóc chỉ cần khoảng ba mươi phút. Thế nhưng, để cạo sạch được những trần lao nghiệp chướng trong tâm, để chuyển hóa thân tâm từ nhiễm ô thành thanh tịnh thì phải cạo hết cả cuộc đời, có khi đến lúc nhắm mắt xuôi tay mà vẫn còn chưa xong. Đã là người bước trên đạo lộ giải thoát, chúng ta phải quyết tâm làm được những điều khó làm. Có như thế, mới được gọi là người có sức mạnh, là bậc đại nhân.

Người xuất gia mỗi khi đưa tay sờ lên đầu, phải ý thức rằng mình là người tu theo giáo lý nhà Phật, nhận đức Phật – một người có đại hùng, đại lực làm thầy, thì chúng ta phải biết học theo những công hạnh của Phật. Đức Phật đã làm được những gì, chúng ta cũng phải phát nguyện làm được y như vậy. Mỗi khi mang hình tướng người xuất gia đầu tròn áo vuông bước ra bên ngoài thế gian, là mỗi lần chúng ta tự nhận với mọi người rằng “tôi là một người đạo đức”. Người xuất gia phải là người mô phạm về đạo đức, là hình mẫu để người thế gian noi theo. Vì vậy, chúng ta phải sống sao cho đúng với hình tướng mà mình đang có. Có như vậy mới không cô phụ ân đức của chư Phật, ân đức của thầy tổ đã ban cho ta giới thân tuệ mạng này.

Tin Phật giáo có phải xuất gia hay không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm