Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mục đích chánh yếu của việc đi chùa là gì?

Vậy mục đích chánh yếu của việc đi chùa là gì? Chỉ gói gọn trong bốn chữ “đi chùa cầu đạo”.

Mục đích chánh yếu của việc đi chùa là gì?

Có người vì muốn tụng Kinh, lễ Phật nên thường đến chùa. Có người vì muốn cầu nguyện cho gia đạo bình an nên đến chùa. Có người vì muốn cầu công danh, cầu phú quý, cầu công chuyện làm ăn được suông sẻ, nên đến chùa. Có người vì muốn cầu tình duyên, hy vọng gặp được người vừa lòng hợp ý để gắng kết trăm năm, nên đi chùa. Có người vì muốn tìm kiếm cho mình chút an tịnh, chút bình an trong tâm hồn, nên đi chùa. Có người vì muốn tu chút phước qua việc làm công quả, nên đi chùa. Cũng có người vì muốn xin xăm, bóc quẻ để coi xem mình có tốt không, nên đi chùa. Cũng có người chỉ đơn thuần là để được ăn chè xôi, hoặc đồ chay, nên đi chùa. Cũng có người vì được bạn bè rủ rê nên vì ham vui mà đi chùa.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Tuy mục đích mỗi người khác nhau, nhưng tựu chung vẫn là vì công danh phú quý, vì tự tư tự lợi mà đến chùa. Những mục đích này đều chẳng xấu, chẳng sai, nhưng đây chưa phải là mục đích chánh yếu và đích thực cần có của một người khi đến chùa. Đây là lý do mà mặc dù có người đi chùa rất nhiều năm, thậm chí cả đời, nhưng trong lòng vẫn đầy dẫy những phiền não, lo âu và khổ đau, họ không biết cách nào để có thể thoát ra khỏi những cái vòng lẫn quẫn này. Nhiều khi càng đi chùa chừng nào thì trong lòng càng bực bội, phiền muộn nhiều chừng đó. Hoặc cũng có người làm công quả lâu năm trong chùa, phước kiếm được đó có được bao nhiêu nhiều hay ít vẫn chưa biết, nhưng tính tình thì ngày càng khó khăn hơn, hà khắc hơn.

Vậy mục đích chánh yếu của việc đi chùa là gì? Chỉ gói gọn trong bốn chữ “đi chùa cầu đạo”. Khi đến chùa, trước là để lễ kính chư Phật, Bồ Tát, sau là tìm thầy hỏi đạo để tìm ra con đường tu hành đúng đắn phù hợp với đạo lý, để khi về ứng dụng vào đời sống tu hành, nhằm tăng trưởng trí tuệ và hạt giống từ bi, tránh được những mê tính không đáng có trong đạo Phật. Công đức của việc đi chùa là từ đây mà có được.

Tuy rằng việc đi chùa để cầu danh lợi, cầu công danh phú quý, cầu bình an trường thọ là không xấu, nhưng phải cẩn thận với những mục đích này. Vì sao? Vì rất dễ tạo tội nghiệp. Tội nghiệp gì vậy? Đó là tội phỉ báng Phật, Bồ Tát. Hằng ngày anh đem vài vật phẩm đến chùa cúng dường đó, nhưng lại mong muốn Phật, Bồ Tát sau khi dùng xong thì phải phù hộ cho những ước nguyện của anh được như ý. Đây chẳng khác nào anh đem Phật, Bồ Tát biến thành tham quan mất rồi, chuyên đi nhận đồ hối lộ của tín chúng. Cũng có người đem vật phẩm đến cúng dường được vài ba lần, nhưng lại chẳng thấy những ước nguyện của mình được như ý, thì liền trở mặt cho là Phật, Bồ Tát không linh, đã nhận đồ cúng dường của họ rồi mà chẳng chịu phù hộ cho họ, rồi thì không tiếp tục đến chùa nữa. Tội lỗi là do đây mà ra.

Chúng ta là những người Phật tử, là những đứa con trong gia đình Như Lai, thì cần phải có cái nhìn chân chánh đối với mục đích của việc đi chùa, để không tạo ra những thông lệ, những mê tín không lành mạnh, để tránh những hiểu lầm của những người xung quanh đối với việc đi chùa. Để việc đi chùa trở nên có ý nghĩa hơn, và cao đẹp hơn.

Hòa thượng Tịnh Không giám định

Bích Ngọc chuyển ngữ

Như Hòa giảo duyệt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Diệt côn trùng có phạm giới sát sanh không?

Phật giáo thường thức 09:40 04/12/2024

Phật tử quy y thọ năm giới, giới sát sanh là giới đầu. Khi truyền giới, các Thầy thường giảng không sát sanh là không được giết hại từ loài người cho tới loài vật.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Phật giáo thường thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát có ý nghĩa gì?

Phật giáo thường thức 08:30 04/12/2024

Vật phẩm cúng dường như hoa, trái cây, nước trong, nhang đèn,.. Phật và Bồ tát không đòi hỏi chúng ta điều đó. Vậy ý nghĩa chân chính ở chỗ nào?

Góc quán niệm: Khi chết nên chôn hay hỏa táng?

Phật giáo thường thức 20:32 03/12/2024

Đã rất nhiều người hỏi tôi câu hỏi ấy trong những buổi tôi nói chuyện, chia sẻ tại các khóa tu ở các chùa.

Xem thêm