Mục đích đời sống phạm hạnh là gì?
Chỉ cần thấy khổ, biết khổ, soi sáng khổ, chứng nghiệm khổ thì mới thấy ra nguyên nhân của khổ là do nhận thức sai lầm và hành vi bất thiện (tà kiến và tham ái). Khi nhận thức và hành vi đúng tốt thì khổ cũng tự chấm dứt mà không cần phải cố thoát khổ.
Trong Nikāya thuật rằng có một đạo sĩ hỏi Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, có phải mục đích đời sống phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Thế Tôn là để thoát khổ không?”
Đức Phật trả lời: “không” khiến đạo sĩ rất ngạc nhiên. Theo ông, Đức Phật dạy Tứ Diệu Đế là để diệt khổ sao bây giờ Phật lại nói không?
Ông ta hỏi tiếp: “Vậy mục đích đời sống phạm hạnh là gì?” Đức Phật trả lời: “là để thấy khổ, biết khổ, hiện quán khổ và thực chứng khổ”.
Quả thật đúng như vậy! Chỉ cần thấy khổ, biết khổ, soi sáng khổ, chứng nghiệm khổ thì mới thấy ra nguyên nhân của khổ là do nhận thức sai lầm và hành vi bất thiện (tà kiến và tham ái).
Đoạn trừ tâm ái dục – duy trì phạm hạnh
Khi nhận thức và hành vi đúng tốt thì khổ cũng tự chấm dứt mà không cần phải cố thoát khổ.
Trái lại, nôn nóng thoát khổ chính là "phi hữu ái" xuất phát từ tà kiến và tham ái của bản ngã làm sao thoát khổ được.
Nếu thoát khổ để được lạc thì còn tệ hơn nữa, vì muốn lạc vẫn rơi vào cái tham của "hữu ái". Cần lưu ý rằng muốn thoát khổ để an trú trong trạng thái lạc thì vẫn tạo ra Khổ đế vì đó là an trú của bản ngã.
Cho nên Đức Phật xem hiện tại lạc trú luận - chủ trương mục đích vui sống trong hiện tại - là một trong 62 tà kiến. Ở đây, chỉ cần thấy khổ là pháp đang vận hành theo nhân quả duyên báo, không có bản ngã trong đó mới là sự thật...
Cho nên không cần phải loại bỏ khổ đau để tìm cầu an lạc. Thích lạc ghét khổ nên cố gắng ngồi thiền, tập định suốt ngày này qua tháng khác để được toại nguyện chính là thái độ tham sân si của bản ngã, là nguyên nhân tạo ra luân hồi sinh tử.
Trong khi đó, rất đơn giản, Đức Phật dạy chỉ cần trở về thực tại thân-thọ-tâm-pháp đang là mà thấy thì mỗi người đều có thể tự chứng ngộ sự thật.
Khổ chỉ là pháp cần thực chứng chứ không phải loại bỏ để tìm LẠC. Do đó càng muốn thoát "khổ " để tìm "an lạc" thì càng chuốc thêm đau khổ...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Kiến thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Xem thêm