Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/06/2020, 16:57 PM

Mục Kiền Liên Bồ tát trong Kinh Vu Lan qua lăng kính của Tổ sư Minh Đăng Quang

Mục Kiền Liên (viết theo Sanskrit: Maudgalyāyana; Pali: Moggalāna, tiếng Hán phiên âm: Mục Kiền Liên, đọc tắt là Mục Liên) là một nhân vật lịch sử sống vào thời Đức Phật. Vị Bà-la-môn tri thức thông thái này đã lừng danh một thời ở xứ Magadha thuộc Ấn Độ thời bấy giờ.

Mục Kiền Liên Bồ tát là ai?

Mỗi năm sắp đến rằm tháng bảy âm lịch, người con Phật khắp mọi miền đất nước đều có chung một niềm mong ước đón ngày Vu Lan trở về. Một ngày trọng đại mang lại niềm vui cho người xuất gia lẫn tại gia. Đặc biệt hàng Phật tử tại gia luôn náo nức, hân hoan chào đón ngày đại lễ này; để những người con, người cháu có cơ hội báo đáp công ơn dưỡng dục đấng sanh thành khi đã quá vãng, cũng như làm tròn hiếu hạnh đối với cha mẹ hiện tiền. Quả thật, ngày rằm tháng bảy là ngày mang lại nhiều ý nghĩa: ngày chư Tăng tự tứ, mừng chúc khánh tuế của chúng tăng, nên còn gọi là ngày Phật hoan hỷ. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, ngày ấy còn gọi là ngày xá tội vong nhân; vì tiền nhân quá cố của mình được cầu siêu độ, dựa theo tích xưa qua hiếu hạnh của Tôn giả Mục-kiền-liên. Hình ảnh này được trình bày rất sinh động trong Kinh Vu Lan Bồn do ngài Pháp Hộ (Dharmarakṣa) dịch từ chữ Sanskrit ra chữ Hán vào thế kỷ thứ ba.

Vu Lan là hình ảnh quen thuộc trong tâm thức của mọi người dân Việt Nam nói riêng và nhiều cộng đồng dân tộc châu Á trên khắp thế giới nói chung. Vu Lan, một danh từ được phiên âm từ chữ Sanskrit “Ullambana”, còn được phiên âm là Ô-lam-ba-noa, dịch là “giải đảo huyền”, nghĩa là cứu vớt kẻ bị treo ngược. Nói cách khác, Ullambana nghĩa là cứu giải cho những hương linh chịu nhiều nỗi thống khổ dưới địa ngục, đặc biệt Cửu Huyền Thất Tổ mau được siêu thoát. Sự kiện này được trình bày trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa qua gương lành ngài Mục Kiền Liên với hiếu hạnh của một người con đối với thân mẫu của mình, làm nên một đức hạnh mẫu mực mà từ đó bao thế hệ con cháu về sau noi theo.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập hội Vu Lan, thỉnh mời chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành chú nguyện của chư Tăng mà được siêu thoát.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập hội Vu Lan, thỉnh mời chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành chú nguyện của chư Tăng mà được siêu thoát.

Giải mã thần thông của tôn giả Mục Kiền Liên

Mục Kiền Liên (viết theo Sanskrit: Maudgalyāyana; Pali: Moggalāna, tiếng Hán phiên âm: Mục Kiền Liên, đọc tắt là Mục Liên) là một nhân vật lịch sử sống vào thời Đức Phật. Vị Bà-la-môn tri thức thông thái này đã lừng danh một thời ở xứ Magadha thuộc Ấn Độ thời bấy giờ. Vì không thỏa mãn nguồn tri thức giải thoát của truyền thống mình đang theo, Ngài cùng số đông đệ tử đến yết kiến và xin quy y dưới chân Phật Đà; được Đức Phật thâu nhận và xem là vị đại đệ tử thần thông bậc nhất, cùng với tôn giả Xá Lợi Phất thay Phật làm mọi Phật sự. Nếu ngài Xá Lợi Phất (Sāriputta) có công dẫn dắt chúng Tăng nhập vào dòng pháp, thì ngài Mục Kiền Liên chính là người trưởng dưỡng huệ căn thánh quả, hay nói cách khác là thành tựu rốt ráo phạm hạnh. Trong kinh tạng Nikāya, câu chuyện bà Thanh Đề được Mục Liên cứu độ không được đề cập tới. Cuộc đời và sự nghiệp hoằng pháp của Ngài được trình bày ngang qua các bài kinh trong Nikàya hết sức hiện thực và sống động. Vậy thì Mục Kiền Liên trong Kinh Vu Lan, ở đây, được trình bày và hiểu như thế nào?

Theo thông thường chúng ta được biết, Tôn giả Mục Kiền Liên sau khi xuất gia, tu tập và chứng đắc lục thông và trở thànhh một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có thần thông vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi hiếu nghĩa của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp bốn phương tám hướng, Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh khổ đau trong ngục A-tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên. Dùng thần thông của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đọa đày. Ðức Phật dạy, Ông tuy thần thông vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bảy, chư Phật hoan hỉ, chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng dường, thành tâm thỉnh cầu chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được.

Qua cái nhìn của Tổ Sư trong bài Đại Thái Thức được kiết tập trong Chơn Lý, Ngài đã diễn giải ẩn ý mà Kinh Vu Lan muốn gởi gắm: Mục Kiền Liên tàu dịch là Đại Thái Thức và Mục Kiền Liên ấy là đại diện cho những bậc trí thức rộng lớn.

Qua cái nhìn của Tổ Sư trong bài Đại Thái Thức được kiết tập trong Chơn Lý, Ngài đã diễn giải ẩn ý mà Kinh Vu Lan muốn gởi gắm: Mục Kiền Liên tàu dịch là Đại Thái Thức và Mục Kiền Liên ấy là đại diện cho những bậc trí thức rộng lớn.

Nhân lễ Vu Lan nhớ chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập hội Vu Lan, thỉnh mời chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành chú nguyện của chư Tăng mà được siêu thoát.

Ở đây, qua cái nhìn của Tổ Sư trong bài Đại Thái Thức được kiết tập trong Chơn Lý, Ngài đã diễn giải ẩn ý mà Kinh Vu Lan muốn gởi gắm: Mục Kiền Liên tàu dịch là Đại Thái Thức và Mục Kiền Liên ấy là đại diện cho những bậc trí thức rộng lớn.

Cho nên, hình ảnh thấy vong mẫu sanh trong đường ngạ quỷ “là thấy chúng sanh sống trong sự tham lam dục vọng, tâm hồn đói khát, …chúng sanh ví như người buôn bán, sự tham vọng đói khát vốn không cùng tột, sống bằng thân xác, chết bỏ tinh thần, đem tâm hồn chôn sâu dưới hầm vật chất tứ đại địa ngục, để chịu sự đói khát, thích ham hành phạt, trong cõi vọng ảo huyễn ma, vô thường thay đổi quỷ quyệt.” Đối với chúng sanh nhiều nghiệp chướng như vậy, người xuất gia với tinh thần từ bi, cảm thương muốn chia sẻ phần hạnh phúc đến cho nhân sinh. Nên Ngài liền đem bát cơm cho ăn, “nghĩa là đem pháp bảo của đạo Bát Chánh đến bố thí giáo hoá, để cho dứt sự đói tham khổ não. Nhờ ăn dùng được đạo lý quý báu mà no lòng mát dạ. Pháp bảo là cơm, Bát Chánh Đạo là như chén bát.” Đó là thức ăn như liều thuốc mang giá trị bổ dưỡng có công năng chữa lành những vết thương lòng đã tràn ngập những độc tố bấy lâu. Nếu được thực tập sẽ mau chóng phóng thích khỏi những nỗi khổ ấy. Ngài nói tiếp: “Bấy giờ bà mẹ lấy tay nhận lấy bát cơm, tay trái che quỉ sứ, tay mặt bốc cơm mà ăn, là ưng lòng nghe pháp, nắm giữ hành theo, vừa cố ngăn che ý nghịch, vừa rán thực hành tu tập, để cho tâm được sự no vui kết quả. Nhưng cơm lại hóa thành than lửa, là pháp bảo ấy rất khó ăn dùng, không hành theo được, bởi tánh tham ác đã quen, nên xem ra sự bố thí, nhẫn nhục, trì giới, thiền định, khác nào như than lửa, không thể yên lặng, giữ gìn, nhịn nhường, không tiếc của, nên ăn dùng không được, khó nỗi tu theo pháp Phật…” Chúng sanh thì nghiệp chướng đê mê, nặng nề, tâm địa quen chứa toàn là tham ái và chấp chặt, lòng chỉ ích kỷ nhỏ hẹp, chưa học tập và lắng nghe diệu pháp nên hệ quả là tạo ra cho mình một con người bé nhỏ trong lĩnh vực tâm linh, khó mà mở lòng đón nhận dòng suối pháp tưới vào. Nhưng theo quan điểm Kinh Địa Tạng: “hễ còn chúng sanh vào địa ngục, ta nguyện chưa thành Phật”để nói lên tinh thần lấy “hạnh phúc cho chúng sanh vì mục đích” vậy.

Mục Kiền Liên thấy vậy khóc òa lên tức là thấy thương xót cảm động về nỗi khổ của chúng sanh. Không còn cách nào khác, bèn về bạch Đức Phật như vậy, nghĩa là ông Đại Thái Thức bấy lâu còn tu tự độ, lo cho mình mới vừa xong rồi đắc quả A-la-hán, sau đó quán xét đến việc khổ của chúng sanh, mà phát tâm Bồ Tát đi giáo hóa tế độ. Thấy chúng sanh bị quen tội nghiệp lâu đời, khó nổi tu hành, để hưởng được sự an vui theo đạo, nên Ngài rất thương xót về bạch Phật việc ấy.

Bằng như, tu học chưa xong, đạo hạnh chưa đạt, trí tuệ chưa thông, quả vị chưa thành, mà lại nông nỗi phát tâm tự đại.

Bằng như, tu học chưa xong, đạo hạnh chưa đạt, trí tuệ chưa thông, quả vị chưa thành, mà lại nông nỗi phát tâm tự đại.

Sự khác biệt giữa đức Bồ tát Địa Tạng Vương và Bồ Tát Mục Kiền Liên

Một chi tiết để chúng ta thấy rằng một người sau khi đi xuất gia, tìm được nguồn hạnh phúc thật sự cho chính mình; và không vì thế mà ích kỷ, bo bo. Bấy giờ thực hiện đại nguyện dõng mãnh của mình dấn thân vào đời, hy sinh vị tha với mục đích đem nguồn hạnh phúc đến chia sẻ cùng tất cả. Từ đó ngài về bạch Phật, sau khi thọ nhận lời chỉ dạy, ngài y giáo phụng hành, bèn thỉnh chư tăng tựu hội và cúng dường trái cây năm màu, thức ăn trăm món, tức là ngài phát tâm đối trước chư tăng, đem khả năng chứng đắc qua kinh nghiệm tu học của mình chia sẻ giảng thuyết đến cho tất cả chúng tăng sau ba tháng thanh tịnh hoà hiệp, tu hành trì giới, thiền định, trí huệ đều gom về đầy đủ, để xem xét kiểm điểm cho nhau xoá bỏ hết tội lỗi chấp phiền nhau, bằng sự thuyết pháp cho nhau, pháp lý là nước mát trong sạch tắm rửa. Mỗi năm hội lại tắm rửa một lần, giáo hội đạo tràng như ao, pháp bảo là nước cam lồ. Vào ngày đại hội đó, ngài thuyết pháp cho tất cả chư tăng, bằng năm thứ trái cây, là thuyết pháp cho tất cả đắc được ngũ quả: tức là Nhập Lưu Quả, Nhứt Vãng Lai Quả, Bất Lai Quả, A La Hán Quả và Bích Chi Duyên Giác Quả. Và sau nữa là trăm món đồ ăn đủ mùi vị ngon lành đem cúng dường, nghĩa là sau khi tăng chúng đắc quả Thánh đông rồi, là chừng đó Ngài thuyết pháp thêm, bằng tất cả pháp bảo, giáo lý hay ho, phương tiện đủ cả vị mùi, để khuyến khích yêu cầu tăng chúng hãy nên phát tâm Bồ Tát, bước lên cao một bước nữa thực hành đại nguyện độ đời cả thảy.

Nhờ oai thần của số đông tăng, chia ra khắp nơi, dùng đủ phương pháp trí huệ, mỗi người khả năng khéo léo dùng đủ mọi pháp trí huệ để độ chúng sanh hết tham, dứt khổ, giải thoát bước dần lên cao, thì trong tâm họ mới hưởng được pháp bảo no đủ an vui lần lần. Quả thật vậy, với tâm lượng đó ngài đã phụ tá Phật làm nên một xứ Ấn Độ thêm nhiều người biết quy y Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng; thành tựu quả đạo trong lành, biến xã hội thời bấy giờ như một cõi thiên đường tây phương hiện tại. Công hạnh ấy, gương lành ấy, như một pháp bảo, như một lời tuyên ngôn hùng hồn, như một lối mòn đẹp để về sau, nếu một hành giả nào khởi tâm đại trí thức nhiệt tâm tu học, chứng đạt “chánh pháp”, thành tựu tâm giải thoát và tuệ giải thoát; có con mắt rộng thấy chúng sanh là người mẹ, đang sống trong sự đau khổ của tam giới khổ não, ngục tù, cháy ngầm trong những nỗi khổ bất an mà sanh lòng từ bi cứu độ họ. Người ấy trước phải thân hành xuất gia, tu cho đắc quả thánh, tâm trong sạch đã. Kế đó phải giáo hoá chư tăng cho đắc đạo y như mình, thì sau lại mới sẽ hành đạo Bồ Tát, phổ hoá khắp chúng sanh. Như thế sẽ thành tựu được nhiều công đức mau đắc quả Như Lai thành Phật.

Đức Tôn Sư rất chú trọng đến việc làm lợí ích cho chúng sanh. Ngài không ngừng dùng mọi phương tiện để truyền bá chánh pháp: như ghi âm thu dĩa, khi trụ chân nơi nào Ngài và chư đệ tử khuyến khích tất cả bà con tựu hội để thính pháp…

Đức Tôn Sư rất chú trọng đến việc làm lợí ích cho chúng sanh. Ngài không ngừng dùng mọi phương tiện để truyền bá chánh pháp: như ghi âm thu dĩa, khi trụ chân nơi nào Ngài và chư đệ tử khuyến khích tất cả bà con tựu hội để thính pháp…

Vì sao mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên bị đày vào cõi ngạ quỷ?

Bằng như, tu học chưa xong, đạo hạnh chưa đạt, trí tuệ chưa thông, quả vị chưa thành, mà lại nông nỗi phát tâm tự đại. Không khéo đưa đến lừa tự thân, dối gạt tâm mình, mang theo cái tội của sự dốt nát, ngông cuồng, mê muội; rồi làm nên những việc không ra chi. Mù mà lại đòi dành làm kẻ dẫn đường thì rất nguy hại dễ khiến người lạc hố sa hầm. Do đó, đạo Phật tuy tính chất thể hiện đức từ bi nhưng phải đi từ sự hiểu biết, sáng suốt chớ không phải mù mờ mà xông pha làm chuyện xằng bậy. Krishnamurti đã từng có lời chia sẻ: “bất cứ ở đâu có thương yêu, ở đấy có từ bi; và từ bi phải có khía cạnh trí huệ của nó. Đó là hình thái siêu việt của trí huệ, nhưng không phải là sự hiểu biết riêng về các ý tưởng, sự khôn ngoan gian xảo, dối trá, lừa bịp và những thứ tương tự như thế; mà ở đó là sự thương yêu và lòng từ bi trọn vẹn và một sự siêu việt về trí tuệ vốn không phải là hiểu biết máy móc.” Góc độ này cho thấy trí tuệ là yếu tố thách thức quyết định tối cần đạt được đối với mỗi hành giả xuất gia muốn làm nên nhiều hạnh phúc lớn cho đời.

Đức Tôn Sư rất chú trọng đến việc làm lợí ích cho chúng sanh. Ngài không ngừng dùng mọi phương tiện để truyền bá chánh pháp: như ghi âm thu dĩa, khi trụ chân nơi nào Ngài và chư đệ tử khuyến khích tất cả bà con tựu hội để thính pháp… Ngài còn tập cho các đệ tử tập thuyết giảng kinh pháp. Chứng tỏ ngài rất chú trọng đến hoằng pháp lợi sanh. Nhưng điều kiện thuyết giảng được đặt ra, người giảng trước phải lấy mục đích thuyết là để chuyển hoá khổ đau cho chúng sanh, giúp họ dứt trừ bớt phiền não tham, sân, si. Ý nghĩa giảng thuyết lại phải đầy đủ về phương diện “sự” và “lý” tức hai mặt phải viên dung. Không đặt nặng bên nào mà “sự” cần phải tỏ và “lý” cần phải tường. Điều đó cho thấy hình ảnh Mục Kiền Liên đã lột tả từ mặt trước và mặt sau của một pháp, đưa chúng ta hiểu rõ từ cái đơn giản đến cái thâm sâu huyền diệu, đi đến cái chơn lý tuyệt đối, thật sự của an vui. Và điều này đã theo con đường chuyển hoá là thuận thứ, khéo léo tuỳ duyên bất biến đưa họ đi từ cái ác lớn lên ác nhỏ; từ ác nhỏ lên thiện nhỏ; từ thiện nhỏ lên thiện lớn, rồi phải biết quy y, thọ ngũ giới, tốt hơn là tiến cao đến xuất gia, chuyên tâm tu học thành tựu đạo quả, độ lại cho chúng sanh. Ngài không phải chú trọng “sự” mà lại quên đi cái ý nghĩa độc đáo bên trong.

Mục đích là làm cho chúng sanh thấy tỏ rõ con đường, để không trụ bám vào “sự” mà dễ sanh tâm mê tín, rồi điên đảo lầm tưởng; chỉ biết cầu nguyện, van xin, ngày đêm chỉ biết chờ đợi, chớ không biết tự lực nương theo phương pháp chỉ định của các Ngài tìm ra kết quả hạnh phúc cho mình. Nếu Phật tử chỉ xem các Ngài là những thần linh chỉ định, mặc khải xuống trần gian phò hộ cho họ; thế thì oan cho ba đời chư Phật lắm. Theo Kinh Pháp Hoa trình bày đạo Phật ra đời với mục đích là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến”, chuyển mê khai ngộ và mang hạnh phúc chân thật đến cho họ là vấn đề cốt lõi. Đạo Phật là đạo có mắt chớ không phải đạo nhắm mắt. Đến để mà thấy chớ không phải tin suông. Do vậy, điều đặt ra là người xuất gia trước phải nghiêm túc tu học cho đạt được trí tuệ, cái quả vị đạo chứng, nắm rõ cái uyên thâm huyền diệu mà Phật từng thấy, từng chứng; rồi mang đi truyền đạt cho cả thảy được am tường. Như lời nguyện thiết tha xưa kia Phật dạy các đệ tử: “Này các Tỳ-kheo, hãy ra đi vì hạnh phúc, vì an lạc cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người” vậy.

Nhờ oai thần của số đông tăng, chia ra khắp nơi, dùng đủ phương pháp trí huệ, mỗi người khả năng khéo léo dùng đủ mọi pháp trí huệ để độ chúng sanh hết tham, dứt khổ, giải thoát bước dần lên cao, thì trong tâm họ mới hưởng được pháp bảo no đủ an vui lần lần

Nhờ oai thần của số đông tăng, chia ra khắp nơi, dùng đủ phương pháp trí huệ, mỗi người khả năng khéo léo dùng đủ mọi pháp trí huệ để độ chúng sanh hết tham, dứt khổ, giải thoát bước dần lên cao, thì trong tâm họ mới hưởng được pháp bảo no đủ an vui lần lần

Ý nghĩa và cách trì tụng Kinh Vu Lan

Tóm lại, ngang qua Kinh Vu Lan, Tôn Sư đã cho chúng ta có một cái nhìn chín chắn, đúng đắn hơn, một cái nhìn như thật về ngài Mục Kiền Liên; cho đến những lời dạy trong kinh cũng vậy. Từ lâu, kinh Vu Lan Bồn là hiện thân hình ảnh một người con biết hiếu kính với thân mẫu, thể hiện tinh thần nhớ ơn, biết ơn đối với đấng sinh thành một gương hạnh đặc sắc về hiếu hạnh, đáng để làm tấm gương sáng cho bao thế hệ con cháu về sau noi theo. Nhưng đứng về mặt giải thoát, thì đó là dấu hiệu cho người xuất gia thấy rằng: hành giả xuất gia sống đời sống từ bỏ gia đình sống không gia đình hoà nhập vào cộng đồng giáo hội Tăng Già, vào cõi của xứ Tây Phương Cực Lạc, yên vui ngơi nghỉ là trước phải biết sống một mình; tôi luyện cho mình thành con người biết chính mình như thật bằng tri kiến chơn chánh. Một khi công thành quả mãn đem trang trải đến cho tất cả bằng một tâm lượng đầy tình thương và hiểu biết. Bằng những hình ảnh sinh động, sáng chói hào quang đó, quyện lẫn hành trạng công đức cao thượng từ Kinh Vu Lan ấy đã chế tác ra năng lượng rất mầu nhiệm; có công năng dẫn đường cho muôn vàn hậu học về sau theo đó mà bước đi, tiếp nối theo gót chân mà tạo nên một thế giới an lành thịnh trị.  

> Xem thêm video Tự tại trước khen chê:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm