Thứ năm, 08/08/2019, 15:07 PM

Vì sao mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên bị đày vào cõi ngạ quỷ?

Nghiệp của bà Thanh Đề, mẹ ngài Mục Kiền Liên là nghiệp gì? Bỏn xẻn là một phần nhỏ, lớn hơn là lòng hiểm ác. Từ nghiệp hiểm ác bỏn sẻn mà đọa vào kiếp ngạ quỷ, làm quỷ đói. Đã đọa rồi thì phải chịu quả, dù con mình có thần thông cũng không cứu được.

>> VU LAN

Nhắc đến Tôn giả Mục Kiền Liên, câu chuyện tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ ai cũng nhìn thấy đạo Hiếu, cảm kích trước chữ Hiếu mà Mục Kiền Liên dành cho người mẹ. Nhưng không chỉ là thông điệp chữ Hiếu, câu chuyện về Mục Kiền Liên và người mẹ còn mang đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ về nhân quả, về nghiệp. Vậy nghiệp của bà Thanh Đề, mẹ ngài Mục Kiền Liên là nghiệp gì?

Tôn giả Mục Kiền Liên là một gương sáng nói lên lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ

Tôn giả Mục Kiền Liên là một gương sáng nói lên lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ

Truyện thơ “Mười đệ tử lớn của Đức Phật” của Tâm Minh Ngô Tằng Giao trong cuốn về Tôn Giả Mục Kiền Liên có đoạn:

Mục Kiền Liên vốn xuất thân

Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang

Ông cha tu rất đàng hoàng

Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên,

Nhưng bà mẹ thời luân phiên

Làm điều ác đức cho nên trong đời

Gây nhiều nghiệp nặng tày trời

Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày.

Theo bản Kinh Vu Lan Báo Hiếu do Hòa Thượng Thích Huệ Đăng dịch, có đoạn nói về bà Thanh Đề mặc dù đã bị đày vào cõi ngạ quỷ nhưng vẫn bỏn sẻn:

Thấy cơm, mẹ rất lo âu

Tay tả che đậy hữu hầu bốc ăn.

Lòng bỏn sẻn tiền căn chưa dứt

Sợ chúng ma cướp giựt của bà,

Cơm chưa đưa đến miệng đà,

Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu

Khi đưa cơm cho mẹ không thành, Mục Kiền Liên quay trở về bạch sự tình và hỏi lý do, một lần nữa Đức Phật nhắc lại tội lỗi của bà “Mục Kiền Liên! Lúc sinh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, chửi mắng chư tăng, không tin nhân quả luân hồi. Đặc biệt bà rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bà bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến một hạt gạo”.

Nhân quả có quy luật riêng, đã gieo nhân ắt sẽ phải chịu nghiệp quả. Nhân quả báo ứng là Thiên lý bất biến, vĩnh viễn không thay đổi suốt ngàn đời.

Nhân quả có quy luật riêng, đã gieo nhân ắt sẽ phải chịu nghiệp quả. Nhân quả báo ứng là Thiên lý bất biến, vĩnh viễn không thay đổi suốt ngàn đời.

Bài liên quan

Như vậy có thể thấy luật nhân quả công bằng tuyệt đối, không trừ bất kỳ ai. Nhân quả có quy luật riêng, đã gieo nhân ắt sẽ phải chịu nghiệp quả. Nhân quả báo ứng là Thiên lý bất biến, vĩnh viễn không thay đổi suốt ngàn đời. Nghiệp lực của ai thì người ấy sẽ phải tự mình gánh chịu, câu chuyện về Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ là một minh chứng thấy rõ điều này. Cho dù Ngài có thần thông cũng không thể cứu được mẹ, không thể gánh nghiệp thay mẹ mình được. Vì vậy ngay từ lúc này hãy làm việc thiện, công đức, hướng tâm đến Phật để cảm nhận bình an. Và cuối cùng, câu chuyện cũng cho thấy sức mạnh kỳ diệu của lòng từ bi. Khi thiện niệm trên khắp thế gian cùng ngưng tụ, sẽ tạo thành năng lượng của từ bi làm cảm động đất trời và cứu vớt thế gian này. 

Một mùa Vu Lan nữa lại về, mùa báo ân, báo hiếu của đạo làm con và cũng là mùa để chúng ta lắng lại soi xét, điều chỉnh mình. Tự vấn xem mình đã sống như thế nào, đã làm gì, đã báo hiếu ra sao với những người đã tạo ra mình, đã vất vã nuôi mình khôn lớn?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm