Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/04/2020, 08:01 AM

Mười điều phước thiện

Chỉ có các công đức, phước báu mới đi theo ta từ đời này sang đời khác; còn những của cải vật chất xung quanh hiện tại, cũng chỉ là phù phiếm, có đó rồi một ngày nào đó theo lý vô thường, nó cũng sẽ hoại diệt, không còn gì nữa.

 > Ngũ giới – Thập thiện và vấn đề gìn giữ hạnh phúc gia đình

Công đức phước báu đóng vai trò rất quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta. Nó giúp ta có được nhiều cơ hội tốt. Nếu một người đã tạo rất nhiều công đức do thực hành thiện nghiệp trong những kiếp quá khứ, thì đời này họ được sinh ra trong một gia đình giàu có và đạo đức. Khi đến tuổi đi học, họ được học trong những ngôi trường rất tốt về giáo dục và tiện nghi. Nếu họ muốn phát triển thêm về sự học, người đó sẽ dễ dàng nhận được học bổng, hoặc gặp được những vị thầy giỏi để cố vấn về học thuật. Khi trưởng thành, nếu muốn làm kinh doanh, người đó sẽ gặp rất nhiều điều kiện thuận lợi và các mối quan hệ tốt.

Như vậy, người đã làm nhiều việc thiện, công đức trong nhiều kiếp sống quá khứ, thường sẽ gặp rất nhiều hạnh phúc và thuận lợi ở kiếp sống hiện tại. Nó cũng sẽ giúp chúng ta tích lũy thêm nhiều công đức, dễ dàng cho ta tái sinh vào những cõi an vui, và có cơ hội rất lớn để gặp đươc đức Phật, nghe giáo pháp của Ngài, và giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Trì giới sẽ đem lại sự bình yên cho tất cả chúng sanh.

Trì giới sẽ đem lại sự bình yên cho tất cả chúng sanh.

Hành thập thiện cho đời tươi sáng

Nhưng, ta cũng phải thật cẩn trọng. Ví như một cái giếng nước, chúng ta có thể sử dụng thoải mái nước trong giếng. Nhưng nếu không biết sử dụng hợp lý, bảo vệ thì một ngày nào đó, cái giếng ấy cũng sẽ hết nước hoặc ô nhiễm. Cũng vậy, phước báu của công đức sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc đời. Nhưng nếu ta không biết vun bồi, tạo thêm công đức nữa thì chắc chắn một ngày nào đó, công đức phước báu sẽ cạn hết. Vậy để tạo thêm công đức phước báu thì bằng cách nào? Đức Phật đã dạy mười điều phước thiện cho chúng ta thực hành, để có được một cuộc đời an lạc và hạnh phúc. Mười điều phước thiện đó là: 1. Bố thí; 2. Trì giới; 3. Hành thiền; 4. Cung kính; 5. Phục vụ; 6. Hồi hướng công đức; 7. Tùy hỷ công đức; 8. Thuyết pháp; 9. Nghe pháp; 10. Có chánh kiến.

Trong mười điều tạo phước ấy, bố thí, hồi hướng và tùy hỷ là chung một nhóm pháp tạo phước vật; trì giới, cung kính và phục vụ là chung một nhóm pháp tạo phước đức; hành thiền, nghe pháp và thuyết pháp là chung một nhóm pháp tạo phước trí; riêng về chánh kiến là pháp hỗ trợ chín pháp kia.

Chỉ có các công đức, phước báu mới đi theo ta từ đời này sang đời khác; còn những của cải vật chất xung quanh hiện tại, cũng chỉ là phù phiếm, có đó rồi một ngày nào đó theo lý vô thường, nó cũng sẽ hoại diệt, không còn gì nữa.

Chỉ có các công đức, phước báu mới đi theo ta từ đời này sang đời khác; còn những của cải vật chất xung quanh hiện tại, cũng chỉ là phù phiếm, có đó rồi một ngày nào đó theo lý vô thường, nó cũng sẽ hoại diệt, không còn gì nữa.

Ý nghĩa Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

Nếu một người thực hành mười điều phước thiện trên, người ấy sẽ đạt được rất nhiều an lạc và hạnh phúc ngay bây giờ và về sau. Và không những đem lại lợi ích cho chính người đó, mà nó còn đem lại lợi ích cho nhiều người khác. Ví như bố thí sẽ đem lại an lạc cho người bố thí, và người được bố thí cũng vui mừng vì nhận được vật bố thí. Trì giới sẽ đem lại sự bình yên cho tất cả chúng sanh. Hành thiền giúp ta chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Sự cung kính sẽ làm cho xã hội có trật tự và hài hòa. Phục vụ người khác giúp cuộc sống của nhiều người được cải thiện. Hồi hướng công đức thể hiện sự quan tâm đến hạnh phúc của ta dành cho người, và khuyến khích họ tạo thêm nhiều công đức. Thuyết pháp và nghe pháp sẽ làm cho giáo pháp của đức Phật lan rộng cho tất cả mọi loài. Và có chánh kiến giúp ta chuyển hóa những hiểu biết sai lầm thành đúng đắn. Trong kinh Pháp Cú, phẩm Ác, đức Phật có dạy: 

“Hãy gấp làm điều lành

Ngăn tâm làm điều ác

Ai chậm làm việc lành

Ý ưa thích việc ác”.

“Nếu người làm điều ác

Chớ tiếp tục làm thêm

Chớ ước muốn điều ác

Chứa ác, tất chịu khổ”.

Hành thiền giúp ta chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.

Hành thiền giúp ta chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.

Phật khuyên “thập thiện nghiệp” chí điều nên tu tập

Vậy, nếu bạn muốn được hạnh phúc ở đời này và đời sau, thì ngay bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu cùng nhau hành trì và tu tập mười điều phước thiện. Chỉ có các công đức, phước báu mới đi theo ta từ đời này sang đời khác; còn những của cải vật chất xung quanh hiện tại, cũng chỉ là phù phiếm, có đó rồi một ngày nào đó theo lý vô thường, nó cũng sẽ hoại diệt, không còn gì nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm