Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/12/2023, 07:37 AM

Mười niệm vãng sanh

Đối với chúng sanh biết tu tập tốt, có đủ phẩm hạnh giải thoát, phát bồ đề tâm, hành Bồ tát đạo, phát nguyện niệm Phật thì chắc chắn về thượng phẩm cõi Tây phương. Hình ảnh đó như anh học trò giỏi, chăm học, được trúng tuyển thi cử là lẽ tất nhiên.

Đối với chúng sanh ở đời tạo nhiều ác nghiệp, ngũ nghịch nếu biết hồi tâm niệm Phật, cho dù chỉ thành tựu mười niệm danh hiệu Phật trước giờ lâm chung (chết) cũng được vãng sanh. Ý nghĩa này, giáo lý Tịnh độ gọi là “Đới nghiệp vãng sanh”, tức chưa dứt hết phiền não mà được sanh về Cực lạc. Mười niệm vãng sanh là bổn nguyện từ bi của Phật nhắm đến chúng sanh tội nặng phước mỏng mà cứu độ. Cũng như vị thầy giáo gương mẫu nhiệt tâm giúp đỡ cho em học trò kém, cần dạy kèm thêm với phương pháp đặc biệt. 

Nguyện thứ 18 của Phật A Đi Đà

Hầu hết người học Phật tu theo pháp môn Tịnh độ, ai cũng biết đến đức Phật A Di Đà và 48 lời nguyện vĩ đại hàm chứa đức từ bi vô lượng của Ngài. Trong đó có đại nguyện thứ 18 gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn của mọi người phát tâm niệm Phật. Nội dung lời nguyện như sau: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến MƯỜI NIỆM, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng Chánh pháp”[1]. Bổn nguyện cứu độ chúng sanh của Phật vô cùng rộng lớn, gây niềm tin vững chắc cho người tu niệm Phật phát nguyện sanh về cõi Tây Phương. Xuất phát từ ý nghĩa đó, từ xưa cho tới nay, pháp niệm Phật vãng sanh và khuynh hướng hộ niệm người sắp lâm chung được phổ cập rộng rãi trong sinh hoạt của mọi người tu theo pháp môn Tịnh độ. Tuy nhiên, hiểu như thế nào về ý nghĩa mười niệm vãng sanh là điều quan trọng để có thái độ tu học thiết thực trong đời sống này.

Phật gia có câu: “Đồ tể buông đao thành Phật” hay “Quay đầu về bờ giác”. Người ấy sanh tâm nhàm chán và xả ly mọi luyến ái cõi đời.

Phật gia có câu: “Đồ tể buông đao thành Phật” hay “Quay đầu về bờ giác”. Người ấy sanh tâm nhàm chán và xả ly mọi luyến ái cõi đời.

Kinh luận liên quan pháp Mười niệm vãng sanh

Liên quan pháp Mười niệm vãng sanh xuất xứ từ trong hai kinh: Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Điều chú ý là Kinh Vô Lượng Thọ nói: Người dù tạo ác nhưng niệm mười danh hiệu Phật hay “Nhẫn đến mười niệm”[2] nguyện vãng sanh thì được toại nguyện, chỉ trừ năm tội nghịch và hủy báng Chánh pháp. Còn Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rằng: Người làm thập ác[3] năm nghịch[4], làm đủ hết các điều bất thiện niệm Phật hay “Xưng danh chẳng dứt mười niệm”[5] cũng được vãng sanh. Như vậy về vấn đề tội báo nhân quả và hạng người nào niệm Phật thì được vãng sanh? Nay người viết xin trích câu hỏi và đáp từ Luận giải như sau: “Hỏi rằng: Kinh Vô Lượng Thọ có nói: Người nguyện vãng sanh, đều được vãng sanh, chỉ trừ (các hạng làm) năm (tội) nghịch (và) phỉ báng Chánh pháp. (Nay) Kinh Quán Vô Lượng Thọ (lại) nói, làm năm nghịch, mười ác đủ hết các bất thiện, cũng được vãng sanh. Hai kinh này (nói khác nhau như vậy), làm sao để hiểu? Đáp rằng: Một kinh (thì) cho rằng đủ hai loại tội nặng, một là năm nghịch, hai là phỉ báng Chánh pháp, do vì hai thứ tội này cho nên không được vãng sanh. Một kinh (lại) chỉ nói làm mười ác, năm nghịch các tội, (chứ) không nói phỉ báng Chánh pháp, do vì không phỉ báng Chánh pháp cho nên được vãng sanh”[6].

Chúng ta thấy, nội dung lời nguyện thứ 18, kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ đều nhắc đến mười niệm danh hiệu Phật thành tựu thì được vãng sanh. Hai kinh đồng một ý nghĩa rằng, người đã từng làm mười điều bất thiện, năm nghịch tội đáng đọa vào địa ngục, nhưng nếu biết niệm Phật thì được sanh về cõi Phật, chỉ trừ tội phỉ báng Chánh pháp. Vậy tội phỉ báng Chánh pháp là như thế nào mà không được vãng sanh? Luận giải thích rằng: “Nếu nói là không có Phật, không có pháp của Phật, không có Bồ tát, không có pháp của Bồ tát, các cái thấy như vậy, hoặc tâm (mình) tự hiểu (như thế), hoặc nghe theo kẻ khác, (một khi) tâm (nghĩ) như thế (mà) quyết định (rồi), thì đều gọi là phỉ báng Chánh pháp”[7]. Vấn đề ở đây không phải sức từ bi của Phật giới hạn mà nguyên lý nhân quả và cơ duyên thành tựu pháp vãng sanh không thực hiện được.

Mười Niệm danh hiệu Phật thành tựu vãng sanh

Kinh luận trong giáo lý Tịnh độ hầu hết là phổ biến nội dung niệm Phật, nhưng pháp Mười niệm vãng sanh và Một niệm vãng sanh được Phật thuyết rõ trong Kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ. Còn kinh A Di Đà, Đức Phật dạy thời gian niệm Phật là một đến bảy ngày và nhất tâm bất loạn lúc lâm chung sẽ được Phật A Di Đà và Thánh chúng tiếp độ về cõi Tây Phương. “Nhất tâm bất loạn”, nhất tâm dứt trừ vọng tưởng, bất loạn là tâm tư không còn điên đảo. Vấn đề là chất lượng Một niệm và Mười niệm được vãng sanh phải đồng nghĩa với “Nhất tâm bất loạn” Phật thuyết trong kinh A Di Đà.

Niệm là gì, thời gian một niệm bao lâu? Luận chú giải thích rằng: “Cứ 101 lần sinh diệt gọi là một sát-na, 60 sát-na gọi là một niệm. Nói niệm nơi (mười niệm) đây, không dựa theo thời lượng vậy. Chỉ (có ý) nói là ức niệm (tức nhớ tưởng) Phật A Di Đà, hoặc tổng tướng (của Ngài), hoặc biệt tướng (của Ngài). Cứ duyên theo đó mà quán, tâm không tưởng gì khác. Mười niệm tương tục (như thế thì) gọi là Mười niệm. (Nếu) chỉ xưng danh hiệu thôi (thì ý nghĩa ấy) cũng giống như vậy”[8]. Như vậy thì nếu quán tướng Phật thì trong tâm chỉ có Phật mà thôi, không xen tạp tưởng gì khác mới gọi Một niệm thành tựu. Còn niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật thì phải niệm niệm tương tục không gián đoạn. Khi niệm như thế rồi, nếu nhất tâm bất loạn, tức đắc định rồi thì không còn ý niệm Một hay là Mười niệm. Mười niệm hay Một niệm nhất tâm bất loạn trước lúc lâm chung được vãng sanh là điều không phải dễ thực hiện. Vì ngay đời này không khéo tu tập thiện pháp, lúc lâm chung thân thể đau đớn rã rời, tâm thần hôn mê làm sao mà nghe diệu pháp để y pháp niệm Phật vãng sanh. Do vậy, Kinh A Di Đà nhấn mạnh rằng: “Xá Lợi Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó”[9] là nghĩa ấy.

Vãng sanh là mục đích then chốt của việc tu Tịnh độ, niệm Phật là chìa khóa mở cánh cửa về quê hương Cực lạc. Phật dạy trong kinh thì cõi Cực lạc có 9 phẩm, tức là tùy theo căn tánh và phẩm hạnh tu học mà phẩm vị sai khác. Đối với chúng sanh biết tu tập tốt, có đủ phẩm hạnh giải thoát, phát bồ đề tâm, hành Bồ tát đạo, phát nguyện niệm Phật thì chắc chắn về thượng phẩm cõi Tây phương. Hình ảnh đó như anh học trò giỏi, chăm học, được trúng tuyển thi cử là lẽ tất nhiên. Đối với chúng sanh ở đời tạo nhiều ác nghiệp, ngũ nghịch nếu biết hồi tâm niệm Phật, cho dù chỉ thành tựu mười niệm danh hiệu Phật trước giờ lâm chung (chết) cũng được vãng sanh. Ý nghĩa này, giáo lý Tịnh độ gọi là “Đới nghiệp vãng sanh”, tức chưa dứt hết phiền não mà được sanh về Cực lạc. Mười niệm vãng sanh là bổn nguyện từ bi của Phật nhắm đến chúng sanh tội nặng phước mỏng mà cứu độ. Cũng như vị thầy giáo gương mẫu nhiệt tâm giúp đỡ cho em học trò kém, cần dạy kèm thêm với phương pháp đặc biệt.

Tâm niệm Phật trước giờ lâm chung

Đối người tu Tịnh độ, tâm lý trước giờ lâm chung rất quan trọng. Đặc biệt, người chưa từng tu hành và tạo nhiều tội lỗi, giờ phút cuối đời có duyên lành hồi tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì pháp mười niệm danh hiệu Phật là cơ hội cứu thoát độc nhất vô nhị. Kinh dạy rằng: “Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật”[10]. Vì sao gọi là ngu? Do vô minh mà tạo ra nhiều điều bất thiện, như ngũ nghịch, thập ác trôi lăn trong lục đạo luân hồi nên gọi là ngu. Nay gặp thiện tri thức nói diệu pháp mới biết phát tâm niệm Phật. Người đó phải khởi tâm sám hối nghiệp chướng, nguyện bỏ ác làm lành, phát bồ đề tâm và niệm Phật mới thành tựu.

Do nhất tâm niệm Phật nên vọng niệm điên đảo dứt trừ. Phật gia có câu: “Đồ tể buông đao thành Phật” hay “Quay đầu về bờ giác”. Người ấy sanh tâm nhàm chán và xả ly mọi luyến ái cõi đời. Tâm lý ấy phải như người đi rớt vào hầm lửa cháy bỏng được cứu ra rồi không dám trở lại. Người ác tạo tội mong thoát ly luân hồi cầu sanh Cực lạc cũng như thế. Người đó mong được Phật tiếp độ về Tây phương tha thiết như con thơ mong mẹ hiền cứu ra khỏi hố lửa đến nơi an toàn. Do sự tha thiết cầu sanh Tịnh độ như thế gọi là tâm dõng mãnh nên được sanh về cõi Cực lạc. Đại sư Trí Lễ nhận định rằng: “Nếu mười niệm xưng danh hiệu Phật không tán loạn thì nhiếp vào định, lại khi mạng chung có tâm lực dõng mãnh, cho nên dự vào phẩm thứ 9 vậy”[11]. Đại sư Trí Khải lập luận rằng: “Mười niệm hay một niệm lúc lâm chung được vãng sanh là do niệm Phật tiêu trừ tội chướng: ‘Dĩ niệm Phật trừ diệt tội chướng’[12], tức là niệm Phật năng trừ tám mươi ức kiếp trọng tội trong sanh tử”.

Lời kết

Như trên đã trình bày, giáo lý Tịnh độ và pháp mười niệm vãng sanh được bảo chứng qua kinh điển Phật dạy, qua luận sớ của chư vị tổ sư. Từ Tín khởi Nguyện, từ Nguyện khởi Hạnh để niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Đức Phật A Di Đà tướng hảo quang minh, một tay bắt ấn kiết tường, một tay duỗi xuống như đang vẫy gọi và chờ đợi chúng sanh xả ly vọng trần hồi quy Tịnh độ. 48 lời nguyện cứu độ chúng sanh thoát khỏi biển khổ. Niệm Phật để thành Phật, tu theo hạnh của Phật hồi hướng công đức đến mọi loài đồng sanh Tịnh độ. Bất cứ pháp môn nào trong Phật giáo cũng đòi hỏi sự thực nghiệm tu học. Pháp mười niệm vãng sanh, bổn nguyện từ bi vô lượng của Phật cũng thế, nó được thể hiện thành tựu bởi tâm hành giả trước lúc lâm chung tương ưng với Phật lực. Nếu chỉ dựa theo tri thức phân biệt và dừng lại trên ngôn từ suy lường thì không bao giờ cảm ứng sự nhiệm mầu con đường về cõi Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm