Hòa thượng Hải Hiền với sứ mệnh làm tấm gương vãng sanh, từ bi đến cùng cực
Lão Hòa thượng Hải Hiền làm ra tấm gương cho chúng ta, Ngài là một câu Phật hiệu niệm đến cùng, từ sáng đến tối trong tâm không rời Phật hiệu, trong miệng không rời Phật hiệu. Ngài niềm tin kiến cố, tâm nguyện kiên định, tín nguyện đầy đủ.
Đã là kinh văn viết rồi, thì chúng ta tin tưởng là thật, không phải giả, nói cho chúng ta biết sự việc gì? Chúng ta ở đời hiện tại này, chúng ta muốn thấy A Di Đà Phật. Thì làm thế nào mới thấy được?
Lão Hòa thượng Hải Hiền làm ra tấm gương cho chúng ta, Ngài là một câu Phật hiệu niệm đến cùng, từ sáng đến tối trong tâm không rời Phật hiệu, trong miệng không rời Phật hiệu. Có khi niệm ra tiếng, có lúc không ra tiếng, thấy miệng Ngài đang động, gọi là Kim Cang Trì; cũng có lúc không động, không động, nhưng trong tâm không gián đoạn Phật hiệu, câu này nối tiếp câu kia, tích lũy như vậy.
Những điều vi diệu trong cuộc đời của cố Hòa thượng Hải Hiền
Tôi tin rằng 3 năm đến 5 năm thì thấy Phật rồi. Ngài đã niệm câu Phật hiệu này 92 năm, tôi tin tưởng Ngài thấy Phật, thấy Thế giới Cực Lạc tuyệt đối không chỉ 10 lần, tất nhiên là trên 10 lần. Ngài niềm tin kiến cố, tâm nguyện kiên định, tín nguyện đầy đủ. Ngài đối với thế gian này không chút lưu luyến, sống ở thế gian này để làm gì?
Sống ở thế gian này là vì A Di Đà Phật đã căn dặn Ngài, nếu không thì đã sớm vãng sanh rồi. Phật thấy Ngài tu hành tốt như vậy, nên chỉ thị cho Ngài ở lại thế gian này, để làm tấm gương tốt cho đệ tử nhà Phật, đặc biệt phải làm tấm gương tốt cho đệ tử Tịnh-tông, bởi vì đệ tử Tịnh-tông là có nguyện mong sanh sang Thế giới Cực Lạc.
Đệ tử nhà Phật nhiều, nhưng không nhất định ai cũng muốn vãng sanh, trong đồng tu học Phật, cầu phước báo trời người vẫn là chiếm đại đa số. Quý vị muốn cầu sanh thiên, thì Phật thật giúp cho quý vị sanh thiên; cầu phước báo, thì thật sự giúp cho quý vị được phước báo, không phải là không đạt được, ‘trong cửa nhà Phật, có cầu tất ứng’, chúng ta phải ghi nhớ câu này. Quả báo không gì thù thắng hơn là cầu vãng sanh, tại sao vậy? Bởi vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, thì một đời chắc chắn thành Phật, điều này quá là khó được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
Xem thêm