Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/12/2023, 10:20 AM

Làm sao để biết mình có được vãng sanh Cực Lạc hay không?

Làm sao để biết mình có được vãng sanh Cực Lạc hay không? Có thể nói đây chính là thắc mắc của hầu hết các đồng tu niệm Phật.

Có nhiều người tuy rằng niệm Phật đã lâu, dụng công cũng rất chăm chỉ nhưng mãi vẫn chẳng nghe được chút tin tức gì về việc vãng sanh của mình nên họ đâm ra nghi ngờ công phu niệm Phật của chính mình, hoặc cũng có một số ít người cảm thấy nản lòng thoái chí khi nhìn thấy con đường vãng sanh của mình vô cùng mờ mịt, họ chẳng biết bám víu vào đâu để mà tiếp tục cố gắng niệm Phật.

Điều này quả thật hết sức tai hại đối người niệm Phật. Vì sao? Vì nó làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của nội tâm, làm chướng ngại công phu niệm Phật của chính mình. Bất cứ khi nào trong tâm ta khởi lên ý niệm nghi ngờ thắc mắc là khi ấy ta đang khởi lên vọng tưởng làm chướng ngại cho mình rồi đó. Vì thế không nên thường thường nuôi dưỡng lấy những ý niệm này trong tâm, ta chỉ cần cố gắng niệm Phật cho thật tốt là được rồi, ta hãy đặt hết niềm tin vào đức Phật A Di Đà, Phật sẽ không bao giờ bỏ rơi bất cứ một chúng sanh nào tha thiết muốn tìm về bên Ngài.

Niệm danh hiệu Phật nhất tâm, cơ sở vững chắc của vãng sanh và giải thoát

chuaadida_full_niem-phat-va-nhung-loi-ich-nhiem-mau

Muốn biết chính mình có được bao nhiêu cơ hội vãng sanh thì trước hết hãy xem công phu niệm Phật và định lực của mình đã đến đâu rồi. Nếu đã có thể đạt đến tầng công phu Bất Niệm Tự Niệm thì xem như chính mình đã nắm được chiếc vé đi Cực Lạc trong tay rồi đó. Khi vãng sanh chắc chắn sẽ sanh vào Trung Phẩm Liên Hoa - Phương Tiện Hữu Dư Độ.

Vậy trạng thái Bất Niệm Tự Niệm ra làm sao? Bất Niệm Tự Niệm hay còn gọi là công phu thành phiến, là trạng thái tâm thức luôn luôn niệm Phật mà chẳng cần ta phải tác ý niệm Phật. Dù bên ngoài hình tướng đang làm bất cứ việc gì, nói bất cứ lời gì cũng đều không gây ảnh hưởng đến cái tâm đang niệm Phật này. Câu Phật hiệu trong tâm ta cứ bình bình lặng lặng mà niệm suốt ngày đêm, ngay cả khi ta ngủ nó vẫn niệm không gián đoạn. Người đạt đến tầng công phu này có thể nói định công đã kiên cố, đã có thể làm chủ được thân và luôn kiểm soát được tâm của mình rất tốt.

Người bình thường dù cho khi thức họ sáng suốt cỡ nào, nhưng khi đi vào giấc ngủ thì họ liền mê theo các cảnh trong mơ, họ không còn duy trì được sự sáng suốt vốn có, họ là tuỳ vào từng cảnh giới trong mơ mà gây tạo các thứ tội nghiệp trong đó. Nhưng với người đã đạt được Bất Niệm Tự Niệm thì chẳng những họ luôn sáng suốt trong khi thức, mà họ còn duy trì được sự sáng suốt này trong lúc ngủ, Khi đi vào giấc mơ họ liền nhận ra đó chỉ là giấc mơ, khi ấy giấc mơ liền biến mất, họ liền trở lại trạng thái sáng suốt tịnh tĩnh. Tuy rằng bề ngoài nhìn vào là họ đang ngủ nhưng bên trong tâm thức của họ lại chẳng hề ngủ. Sau khi thức dậy trong người chẳng nghe một chút mệt mỏi nào, mà ngược lại còn thấy tinh thần hết sức sung mãn, tinh lực dồi dào, trí óc minh mẫn.

Khi đạt đến Bất Niệm Tự Niệm, ta cần phải ghi nhớ một điều đó là với trình độ công phu ở mức này vẫn có thể bị mất như thường nếu ta không khéo léo tiếp tục cố gắng dụng công niệm Phật nữa. Do đó, khi đạt đến trình độ công phu này ta chớ vội vui mừng thoả mãn mà nới lỏng phòng bị. Chúng ta phải biết rằng không có gì có thể đảm bảo khi ta đang ở ngưỡng cửa này cả. Vì sao? Giống như khi chúng ta làm đá trong tủ lạnh vậy, khi nước để trong ngăn làm lạnh trải qua một thời gian nhất định thì trên bề mặt nước sẽ ngưng kết một lớp đá mỏng, nhưng phía dưới của lớp đá mỏng đó nước vẫn chưa đông hoàn toàn thành đá, nếu ta không tiếp tục để trong ngăn tủ làm lạnh nữa thì lớp đá mỏng này sẽ tan chảy trở lại thành nước ban đầu. Công phu Bất Niệm Tự Niệm cũng giống như lớp đá mỏng kết tinh trên mặt nước vậy. Cho nên, chúng ta cần phải ra sức dụng công hơn nữa để đi từ Bất Niệm Tự Niệm tiến vào Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chứng được Niệm Phật Tam Muội, lúc này công phu mới có thể bảo toàn vĩnh viễn. Người đạt được công phu Sự Nhất Tâm Bất Loạn sẽ được Phật đến thọ ký cho biết ngày giờ sẽ vãng sanh.

Còn một trường hợp nữa đó là dù mình chưa đạt đến công phu Bất Niệm Tự Niệm, nhưng mình đã có thể làm chủ được thân và tâm mình, Định lực lúc này tương đối kiên cố, dù gặp phải hoàn cảnh gì là nghịch cảnh hay thuận cảnh mình cũng không bị lay động theo cảnh, câu Phật hiệu có thể dễ dàng khởi lên bất cứ lúc nào mà chẳng có trở ngại. Trong tâm mọi chổ mong cầu đều chỉ là mong được vãng sanh về Cực Lạc mà thôi, ngoài ra chẳng còn tham luyến bất cứ điều gì ở thế gian này nữa. Khi trong tâm có phiền não tham, sân, si khởi lên liền có thể thành công dùng một câu A Di Đà Phật đè nó xuống. Người đạt đến trình độ công phu này gần như có được sự bảo đảm trong việc vãng sanh Cực Lạc rồi vậy. Tuy nhiên vẫn cần nên ra sức dụng công thêm nữa để đi đến Bất Niệm Tự Niệm.

Còn nếu như đã cố gắng rất nhiều rồi mà vẫn không thể đi đến Bất Niệm Tự Niệm thì cũng đừng thất vọng. Cứ cố gắng duy trì trạng thái công phu hiện có của mình, đừng để mất đi hay lui sụt mất cho đến cuối đời, thì chắc chắn lúc lâm chung có thể nương nhờ vào 10 niệm Nhất Tâm Bất Loạn mà vãng sanh về Cực Lạc, sanh vào Phàm Thánh Đồng Cư Độ - Hạ Phẩm Thượng Sanh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm