Thứ, 20/04/2020, 08:53 AM

Muốn bố thí có phước quả lớn phải thành tựu chín đức

Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Ai cũng biết, thực hành hạnh bố thí và cúng dường thì được phước. Nhưng bố thí để “được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận” thì không phải ai cũng tỏ tường.

Ý nghĩa của bố thí và cúng dường

Kinh Ưu Bà Tắc Giới: Đức Phật ở trong vô lượng kiếp đã làm người Đại Thí Chủ, giúp khắp các kẻ nghèo khó, rồi mới thệ nguyện thành quả Chảnh Đẳng Chánh Giác (quả vị Phật). Ảnh: Internet

Kinh Ưu Bà Tắc Giới: Đức Phật ở trong vô lượng kiếp đã làm người Đại Thí Chủ, giúp khắp các kẻ nghèo khó, rồi mới thệ nguyện thành quả Chảnh Đẳng Chánh Giác (quả vị Phật). Ảnh: Internet

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần có tài vật cùng với tấm lòng rộng mở thì đã có thể tùy duyên bố thí. Quả đúng như vậy, nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ để hình thành nên phước báo lớn. Muốn bố thí có phước báo lớn thì người bố thí, vật được thí và người nhận thí phải đầy đủ chín đức. Thế Tôn đã nói về chín đức của nguyện bố thí như sau:

“Một thời Đức Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ta sẽ nói về chín đức của nguyện bố thí, các thầy khéo suy nghĩ đó, Ta sẽ diễn bày nghĩa ấy.

Khi ấy các Tỳ-kheo vâng lãnh lời Phật dạy, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Thế nào là chín đức của nguyện bố thí? Tỳ-kheo nên biết, đàn việt cúng thí thành tựu ba pháp, vật được thí cũng thành tựu ba pháp, người nhận vật thí cũng thành tựu ba pháp.

Thế nào là thí chủ đàn-việt thành tựu ba pháp? Ở đây, thí chủ đàn-việt được thành tựu lòng tin, thành tựu thệ nguyện, cũng không sát sanh. Ðó gọi là thí chủ đàn-việt thành tựu ba pháp.

Thế nào là vật được thí thành tựu ba pháp? Ở đây, vật thí thành tựu sắc, thành tựu hương, thành tựu vị. Ðó là vật thí thành tựu ba pháp.

Thế nào là người nhận thí thành tựu ba pháp? Ở đây, người được thí thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ. Ðó là người nhận thí thành tựu ba pháp.

Như thế, bố thí thành tựu chín pháp này, được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận. Phàm thí chủ muốn cầu được phước ấy thì nên tìm phương tiện thành tựu chín pháp. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Chín nơi cư trú của chúng sanh, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.203)

Đức Phật nói về việc bố thí trong các Kinh như thế nào?

Lòng tin ở đây chính là tin vào Tam bảo, tin vào phước quả của hạnh bố thí. Ảnh minh họa.

Lòng tin ở đây chính là tin vào Tam bảo, tin vào phước quả của hạnh bố thí. Ảnh minh họa.

Mới hay, người có điều kiện về tài vật mà muốn bố thí đúng như pháp thì bản thân họ phải tu tập, ít nhất là thành tựu ba pháp, tức thành tựu lòng tin, thành tựu thệ nguyện và không sát sanh. Lòng tin ở đây chính là tin vào Tam bảo, tin vào phước quả của hạnh bố thí. Chính tấm lòng, thệ nguyện sẻ chia một phần tài vật mà mình kiếm được sẽ góp phần cải thiện phước báo của mình. Nên càng sẻ chia, bố thí và cúng dường thì phước đức càng tăng trưởng. Quan trọng hơn, người thí chủ phải có căn bản về đạo đức, tâm từ sung mãn, biểu hiện cụ thể là tôn trọng sinh mạng, không sát sinh hại vật.

Kế đến, vật thí cũng phải thành tựu ba pháp, tức thành tựu sắc, thành tựu hương, thành tựu vị. Ngày xưa, vật bố thí thường là thực phẩm nên đồ ăn với hình thức đẹp, hương thơm và vị ngon là những tiêu chí để thể hiện rằng thí chủ đã hết lòng, tận tâm trong việc bố thí. Còn ngày nay, để tiện lợi nhiều bề người ta thường bố thí bằng tiền mặt, vậy thì đồng tiền mà mình đem bố thí và cúng dường cũng phải “sạch”, không xuất phát từ sự gian dối, lừa gạt, nhũng nhiễu, giết hại mà có. Vật đem cho càng thanh tịnh bao nhiêu thì phước báo của người cho càng vô lượng bấy nhiêu.

Quan trọng hơn, người thí chủ phải có căn bản về đạo đức, tâm từ sung mãn, biểu hiện cụ thể là tôn trọng sinh mạng, không sát sinh hại vật. Ảnh minh họa.

Quan trọng hơn, người thí chủ phải có căn bản về đạo đức, tâm từ sung mãn, biểu hiện cụ thể là tôn trọng sinh mạng, không sát sinh hại vật. Ảnh minh họa.

Đặc biệt là người nhận thí cũng phải thành tựu ba pháp, đó là giới, định và tuệ. Bởi thí cho người mà không tu hành, đạo đức thấp kém thì chắc chắn người thí được ít phước báo hơn. Vì thế, phát tâm bố thí và cúng dường cũng cần đúng người, đúng chỗ, gieo phước vào các thửa ruộng tốt. Như cúng dường cho chúng Tăng tinh chuyên tu hành trong ba tháng an cư kiết hạ chắc chắn sẽ mang lại phước báo thù thắng hơn vì chư vị luôn trau dồi để thành tựu giới, định và tuệ. Mặt khác, ân đức của thí chủ rất to lớn nên người nhận thí phải tự hoàn thiện mình thì mới có thể trả được nợ tín thí đàn-na.

Do vậy, khi người thí, vật thí và người nhận thí đều thanh tịnh thì tất cả đều “được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận”.

Bố thí - Việc làm nhỏ mang giá trị lớn lao

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm