Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/10/2023, 09:00 AM

Muốn chuyển nghiệp phải tu thế nào?

Hôm nay chúng ta sẽ trao đổi về vấn đề tu chuyển nghiệp. Nghiệp là gì? Và muốn chuyển nghiệp phải tu thế nào?

Đây là vấn đề hầu hết huynh đệ chúng tôi tuy đã có thời gian nhiều năm theo học với Hòa thượng Ân sư nhưng vẫn canh cánh trong lòng.

Hòa thượng dạy chuyển được nghiệp chính là sự thành công của việc tu hành.

Nghiệp là một loại năng lực bắt nguồn từ thói quen.

Thói quen nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành sức mạnh.

Lâu ngày sức mạnh đó phát triển kết thành năng lực, năng lực ấy mỗi ngày được nuôi nấng tưới tẩm thì dễ dàng nhanh chóng chuyển thành nghiệp lực.

Tu để chuyển nghiệp và dừng nghiệp xấu ác

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một điều rất tệ là ai cũng có nhiều thói quen ngủ ngầm bên trong. Chủng tử tập khí tiềm ẩn thật khó lường.

Vì không lường nên khó điều phục chuyển hóa, do đó không làm chủ được nó, từ đó phát triển thành năng lực.

Năng lực có sức mạnh giống như bánh xe đã bắt trớn, khi chạy nhanh rồi nó tạo ra nghiệp lực.

Đã có nghiệp còn cộng thêm lực, do đó nó rất mạnh sẽ lôi chúng ta đi một cách dễ dàng.

Vì vậy người tu cố gắng nhận biết thói quen của mình ở chỗ tinh tế nhất.

Từ đó gầy dựng chủ lực sẵn sàng đối kháng khi thói quen dấy động, điều này đồng nghĩa với việc làm chủ các dấy niệm.

Những sở thích riêng như ham chơi game, thích hát, hút thuốc, uống rượu, hay làm việc này việc kia là do thói quen.

Ngay từ thời ban sơ, chúng ta đâu có biết gì. Hồi mẹ còn ẵm bồng trên tay, đói khóc thì được cho ăn. Tùy theo thói quen riêng của mỗi người mà ba mẹ, anh chị có cách chăm sóc, giáo dục khác nhau.

Đôi khi mầm thói quen từ đây phát triển mạnh hoặc tan mất. Một đứa bé có thói quen mỗi khi đói bụng khóc ré lên không ai dỗ được, nhưng cho ăn là bé hết khóc liền.

Đó là biểu hiện của thói quen từ nhiều đời bây giờ nó phát tiết ra.

Khi thói quen mạnh tạo thành lực rồi thì không chỉ biết khóc thôi, những phản ứng khác theo đó mà nảy nở.

Càng lớn chừng nào lực phản ứng càng mạnh chừng nấy. Thói quen mỗi người không ai giống ai. Có người hay buồn khóc, chuyện không đáng gì cũng có thể khóc dễ dàng.

Có người hay giận, hay la hét mỗi khi không bằng lòng với ai hoặc gặp nghịch duyên.

Mỗi lần khát nước, có bé biểu hiện rất lạ. Bất cứ ai ở gần dù mẹ hay ba, bé đều quơ tay đánh, bực tức khua múa lung tung.

Những hành động này chẳng qua chỉ là biểu hiện muốn thỏa mãn bản ngã.

Mẹ biết bé muốn uống nước, cho chút nước vào miệng là xong ngay.

Với người tu, khi kiểm nghiệm chỗ này chúng ta phải ghi nhận và tìm phương thức chuyển hóa, không nên nuôi dưỡng các dấy niệm lâu ngày, nó sẽ tạo thành năng lực của nghiệp thì khổ.

Chuyển nghiệp, dừng nghiệp để phát huy và sống được với tánh giác của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Xem thêm