Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/08/2023, 16:22 PM

Như thế nào được gọi là chuyển nghiệp?

Kính bạch Thầy, con thường nghe nói tu là chuyển nghiệp, nhưng con không biết phải chuyển nghiệp như thế nào? Và nghiệp là gì mà phải chuyển? Kính xin thầy giải đáp cho chúng con được hiểu.

Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi. Nghiệp nguyên tiếng Phạn là Karma, Trung Hoa dịch là nghiệp. Nó có nghĩa là một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, nên gọi đó là nghiệp.

Như nghiệp hút thuốc, nghiệp cờ bạc, nghiệp rượu chè say sưa v.v… Như người ghiền xì ke ma túy, lúc đầu mới hút hay chích một hai liều thì không sao, nhưng khi làm nhiều lần thì thành ra thói quen nghiện ngập.

Khi đã thành ghiền rồi thì thiếu vắng nó không được. Bấy giờ nó có một sức mạnh rất lớn. Nó khống chế sai sử chúng ta phải làm theo mệnh lệnh sai khiến của nó.

“Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”

“Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”

Bởi thế nên có câu nói: “Thói quen ban đầu chỉ là khách lạ qua đường, sau trở thành người bạn thân và cuối cùng làm ông chủ khó tính”. Khi đã trở thành ông chủ khó tính rồi, chúng ta khó mà cưỡng lại những gì ông chủ sai khiến. Đó là một hậu quả vô cùng tai hại. Ngoài ra, chữ nghiệp còn được dùng trong các ngành nghề khác. Như người cùng làm chung một nghề dạy học với nhau, thì người ta gọi những vị ấy là bạn đồng nghiệp. Bất cứ ngành nghề nào mà cùng làm chung với nhau, thì đều gọi là bạn đồng nghiệp cả. Nghiệp có nhiều loại. Nếu nói một cách tổng quát, thì có hai loại chính, đó là: nghiệp lành và nghiệp dữ. Chỗ phát ra và tạo thành nghiệp gồm có: thân, miệng, ý. Trong 3 thứ này, quan trọng nhất là ý. Ý nghiệp, là những suy tính, so đo phân biệt, Duy Thức Học gọi nó là “liễu biệt cảnh thức”. Nó là chủ động tạo nghiệp. Khi nó nghĩ điều lành, thì nó thúc đẩy cái miệng nói ra điều lành và cái thân làm điều lành. Ngược lại, khi nó nghĩ điều xấu ác, thì nó xúi giục cái miệng nói điều xấu ác hung dữ và thân hành động tàn bạo độc ác. Chính ba nghiệp này là động cơ tạo thành thiên đường hay địa ngục ở nhân gian. Tất cả mọi khổ vui của con người, từ cá nhân, đến đoàn thể, nói rộng ra là cả nhân quần xã hội, đều do nó tạo ra cả. Cho nên, trong nhà Phật rất chú ý đến 3 nghiệp quan trọng này. Sự tu hành của người phật tử, Phật dạy không cần tu đâu xa, chỉ cần tu chuyển đổi ở nơi 3 nghiệp này. Chuyển đổi 3 nghiệp ác thành 3 nghiệp lành. Như trước kia, chúng ta hay nghĩ xấu ác rồi nói năng hành động xấu ác, như miệng chửi rủa, mắng nhiếc, thân hành động tà hạnh, cướp của, giết người… nay biết tu hành, chúng ta nên chuyển đổi lại quyết định không gây tạo những điều xấu ác đó nữa. Đó là chúng ta khéo biết tu và khéo chuyển 3 nghiệp.

Như trước kia, vì si mê khờ dại ta đi vào con đường nghiện ngập, nay ta biết được tai hại của bệnh ghiền nầy rất nguy hiểm, ta quyết định cai bỏ nghiện ngập, đó là ta đã chuyển nghiệp ghiền thành hết ghiền. Khi đã hết ghiền rồi, đời ta thật vui vẻ hạnh phúc biết bao và ta có rất nhiều tự do, không còn bị bệnh ghiền nó khống chế sai sử ta nữa. Một cá nhân biết tu chuyển nghiệp, thì cá nhân đó được lợi lạc trong hiện tại và mai sau.

Gia đình nào biết tu chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt, thì gia đình đó được hạnh phúc, hòa thuận, êm ấm. Và từ đó, lan rộng ra xã hội được trật tự, an bình, hạnh phúc, lợi lạc, đó là mục đích mà người phật tử hướng đến.

Tóm lại, tu là chuyển nghiệp. Nếu nghiệp không chuyển được thì không ai tu làm gì. Chuyển là chuyển xấu thành tốt, chuyển ác thành thiện, chuyển tà thành chánh, chuyển dở thành hay...v.v…

Sở dĩ nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp, bởi chữ sửa nghĩa của nó rất rộng, không sâu sắc bằng chữ chuyển. Như nhà hư, xe hư, người ta cũng dùng chữ sửa. Vì thế, nên mới nói là đại tu, tiểu tu. Do đó, nên nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp. Bởi chữ chuyển ngầm ý nói lên bên trong nội tâm hơn là nói cái bên ngoài. Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy. Mong sao phật tử chúng ta nên ý thức sự khổ đau trong hiện tại và mai sau mà cố gắng thường xuyên tu tạo 3 nghiệp lành. Chỉ cần gìn giữ và tu tạo ở nơi 3 nghiệp: thân, miệng, ý cho tốt đẹp, thì bảo đảm đời ta sẽ dứt khổ. Đó là gốc của sự tu hành. Bởi thế, nên Kinh nói: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Vãng sinh Tây phương là không còn khổ đau nữa vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm