Thứ, 04/03/2024, 09:00 AM

Muốn lâm chung không bệnh khổ thì ta phải làm sao?

Lúc mạng sắp hết, thực sự không có bệnh khổ thì hạng người ấy ít lắm! Đại đa số người niệm Phật vãng sanh lúc lâm chung vẫn đổ bệnh, dẫu mắc bệnh, nhưng bệnh khổ của họ rất nhẹ nhàng, không nghiêm trọng. Nghiệp chướng hoàn toàn tiêu sạch lúc lâm chung.

Như vậy thì cớ sao không tiêu nghiệp chướng lúc bình thời? Lúc bình thời, nhẫn nhục chính là tiêu nghiệp chướng, cớ sao không thể nhẫn?

Hết thảy những chuyện do người, sự, vật dồn đến cho mình như: Hiểu lầm, hủy báng, tinh thần lẫn vật chất mọi mặt đều vất vả; đó đều là tiêu nghiệp chướng!

Ta vui vẻ, hoan hỷ hứng chịu, không mang tâm nóng giận, không có ý niệm áo não, càng chẳng báo thù. Trong cuộc sống thường nhật phải huấn luyện như thế, lúc lâm chung sẽ không có bệnh khổ, tự nhiên biết trước lúc mất, lúc nào ra đi bèn biết rõ ràng, minh bạch.

Những điều cần dặn dò người thân trước khi lâm chung

00

Khi bạn bệnh chỉ cần chấn chỉnh lại tâm mình! 

Trong kinh Phật nói "tất cả do tâm sanh" thân thể chúng ta là vật chất, vật chất là do ý niệm sinh ra, ý niệm có thể làm vật chất. Tế bào của chúng ta tại sao lại mắc bệnh? Là do tham, sân, si, mạn, nghi.

Bây giờ nếu tôi không tham lam, không sân hận, không si mê, không ngạo mạn, không nghi ngờ thì tế bào của tôi hồi phục lại bình thường.

Chỉ cần buông bỏ ý niệm bất thiện, ý niệm tự tư tự lợi, ý niệm thị phi nhân ngã, tất cả đều buông xuống thì bạn làm sao lại không khỏe mạnh được chứ, đạo lý này là chân lý. 3000 năm trước Phật đã nói trong Kinh, nhà vật lý học bây giờ đã chứng minh được rồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm