Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/11/2023, 09:00 AM

Năm đặc tính quan trọng của giáo Pháp

Những toa thuốc mà Đức Phật cho chúng sinh uống chính là những lời khai thị, là pháp môn hành trì tuỳ vào từng căn cơ của mỗi người. Pháp môn tu học nào hợp với ta và giúp cho ta chuyển hoá được tâm thức mình thì pháp môn đó hay với ta.

Đức Phật là người không bi quan mà cũng không lạc quan, ngài là người nhìn ra sự thật và nói ra sự thật.

Ngài nói về dukkha là để giúp chúng ta nhận ra sự thật và sống với sự thật. Như một vị bác sĩ giỏi đã tìm ra ra được bệnh tình của bệnh nhân và nói chính xác căn bệnh ấy là gì. Sau khi nói chính xác, biết chính xác căn bệnh liền cho đúng toa thuốc để giúp bệnh nhân uống và bệnh nhân khỏi bệnh.

Những toa thuốc mà Đức Phật cho chúng sinh uống chính là những lời khai thị, là pháp môn hành trì tuỳ vào từng căn cơ của mỗi người.

Nhận ra được điều này ta sẽ không so sánh pháp môn tu học của Phật. Không có pháp môn tu học nào hay, hay dở. Pháp môn tu học nào hợp với ta và giúp cho ta chuyển hoá được tâm thức mình thì pháp môn đó hay với ta. Nhưng nó hay với ta không có nghĩa là nó sẽ hay với tất cả mọi người. Với những căn cơ khác sẽ có những pháp môn tương ưng để giúp người chuyển hoá.

Hiểu được điều trên thì trong quá trình học Phật thì ta sẽ tránh được rất nhiều sự tranh luận vô ích, và đồng thời ta cũng tạo nên sự thương yêu, thấu hiểu và đoàn kết trong giới học Phật, tu theo Phật.

Nhưng làm sao ta biết rõ đâu thật là những đặc tính quan trọng trong giáo pháp của Đức Phật để từ đó tự thân nhận ra đây là những lời giảng gần với những lời dạy của Phật nhất.

Ngày nay chúng ta đang sống trong một rừng kinh sách, pháp môn, những lời giảng dạy của rất nhiều những vị thầy, nên nếu không có la bàn thì ta cũng dễ bị lạc vào những khu rừng ấy, đôi khi hết kiếp người vẫn chưa thấy lối ra.

Vì lẽ đó hiểu rõ về những đặc tính quan trọng trong giáo pháp của đức Phật sẽ giúp ta có hướng đi sáng rõ mà không bị lạc.

Năm đặc tính quan trọng trong giáo pháp của Đức Phật chúng ta cần ghi nhớ.

Giáo pháp nhiệm màu của Đức Phật đã cứu vớt cuộc đời con

354063467_1309855289908045_1968194780857332303_n

1. Đặc tính thứ nhất của giáo pháp là thiết thực hiện tại. Tiếng Pali là Sandithiko, tiếng Phạn là Sàmdrstiko.

Giáo pháp của Phật luôn có lợi ích ngay trong giây phút hiện tại khi ta thực hành lời dạy của ngài.

Thực hành lời dạy của ngài ta sẽ thấy có sự thay đổi liền, có sự trải nghiệm liền ngay bây giờ và ở đây chứ không phải là bánh vẻ hay một chuyện hoang đường nào đó mà ta phải đợi mất đi hình hài rồi mới biết là nó có hay không.

Ta đang có những khổ đau, và khi áp dụng những lời dạy của ngài ta liền thấy khổ đau được chuyển hoá đó cũng chính là nghĩa thiết thực hiện tại.

Ta trải nghiệm lời dạy của ngài thông qua năm uẩn này, thông qua chính đời sống này ngay giây phút đang là.

2. đặc tính thứ hai của giáo pháp là vượt thoát thời gian (Akalika).

Đức Phật là bậc toàn giác và ngài luôn sống nơi sự thật, chân lý. Nơi ngài an trú là hữu dư niết bàn, là phương ngoại phương.

Phương ngoại phương là trời phương ngoại vượt thoát thời gian. Ngay nơi ấy không còn khái niệm thời gian quá khứ, hiện tại, và vị lai. Vì ngài thuyết giảng giáo pháp ngay nơi “vượt thoát thời gian” ấy nên giáo pháp của ngài cũng có đặc tính vượt thoát thời gian.

Vượt thoát thời gian nghĩa là lời dạy của ngài cách đây 2600 năm đã đúng, và bây giờ luôn đúng, và trong tương lai vô lượng kiếp nữa vẫn đúng.

Theo thời gian khoá học phát triển thì lời dạy của Phật càng tỏa sáng, vì chính sự phát triển của khoa học sẽ chứng minh được cho đặc tính vượt thoát thời gian của giáo lý Đức Phật.

3. đặc tính thứ ba của giáo pháp trở lại chính mình, thấy ra sự thật ngay nơi chính mình (Ehipassiko).

Những lời dạy của Đức Phật về dukkha, vô thường, vô ngã,… ta phải trở về ngay nơi hình hài năm uẩn này để thấy ra, để thực chứng.

Nếu ta chỉ học giáo lý để chất chứa kiến thức thôi thì ta sẽ không bao giờ thể nhập được những lời dạy ấy. Ta chỉ là một cái túi đựng sách không hơn không kém.

Ví dụ như khi ta học về vô thường thì ta phải thấy vô thường đang diễn ra ngay nơi năm uẩn này. Ta thấy vô thường đang diễn ra ngay nơi hình hài ta (sắc uẩn). Ta thấy vô thường đang diễn ra nơi cảm thọ, nơi nhận thức, nơi tâm hành…

Ta phải luôn trở về trọn vẹn nhận biết thân, tâm và cảnh để thấy ra lẽ thật nơi những lời dạy của Đức Phật. Đó chính là Ehipassiko.

Đức Phật là bậc đạo sư nghĩa là bậc thầy chỉ đường cho ta, còn bản thân ta phải tự mình đi trên con đường ấy. Chính vì lẽ đó mà Đức Phật đã từng nói “ta chỉ là bậc đạo sư, còn các con phải tự mình thắp đuốc lên mà đi”.

Điều này rất đúng! Ngay cả việc đơn giản nhất là uống nước. Ta phải tự mình uống mới biết nước nóng lạnh như thế nào. Chuyện đơn giản như vậy ta còn phải tự mình làm huống hồ gì chứng nhập chân lý, thể nhập sự thật.

Hiểu được lẽ trên nên trong khi tìm kiếm một con đường tâm linh ta phải cẩn thận với những lời mời chào của ai đó có thể giác ngộ thay ta.

4. đặc tính thứ tư là người trí tự mình có thể chứng ngộ (Paccatam veditabbo vĩnnuhiti)

Tánh biết đang có sẵn trong mỗi người chúng ta, và cũng có trong tất cả chúng sinh. Tánh biết đang diễn bày trong từng khoảnh khắc đang là. Tánh biết đang hiển hiện ngay nơi thân, thọ, tâm, pháp. Tánh biết đang chiếu soi rõ ngay nơi thực tại thân, tâm, cảnh. Chính vì thế nên bất kì người trí nào cũng có thể tự mình chứng ngộ.

Chính trong việc học và chất chứa kiến thức đã tạo nên sở tri chướng, tức chính những kiến thức ta góp nhặt trở thành chướng ngại trên con đường thể nhập chân lý của ta.

Những pháp môn tu luyện của bất kì tông phái nào thì luôn chỉ là phương tiện như ngón tay chỉ trăng. Nếu ta chỉ kẹt vào ngón tay thì không thể nhìn thấy trăng được.

Chân lý là lẽ thật mà không phải là ngôn từ. Ta có thể nương vào ngôn từ như nương vào ngón tay để thấy ra mặt trăng tức chân lý. Thấy ra rồi thì liền buông hết những ngôn từ, khái niệm đó để sống với chân lý ngay nơi thực tại hiền tiền thân, tâm, cảnh.

Còn nếu chỉ nương vào những ngôn từ dù là những ngôn từ hoa mỹ đang diễn tả về sự thật thì ngôn từ đó cũng không phải sự thật. Thấy ra và sống với mới là điều mà một hành giả thực thụ cần làm.

Ta vào nhà hàng gọi một món chay như canh bí đỏ. Ta đọc đi đọc lại nhiều lần từ canh bí đỏ. Dù cho đọc tới ngàn vạn lần thì ta cũng vẫn không thưởng thức được.

Nhưng chỉ cần ta cầm tô canh lên, múc muỗng canh và đưa vào miệng thưởng thức thì lập tức ta được trải nghiệm ngay ta liền vượt thoát được mọi ngôn từ mà không cần phải nói về nó.

5. Đặc tính thứ năm là hướng thượng, thăng hoa (Opanayiko).

Khi chúng ta tu học đúng theo những lời dạy của Đức Phật thì ta phải có sự hướng thượng, thăng hoa.

Ví dụ như ta là người khổ đau thì sau khi thực hành ta phải trở thành người hạnh phúc hơn. Nếu ta là người dữ thì sau khi thực hành ta trở nên hiền hơn. Nếu ta là người khó thương thì khi thực hành lời dạy của Phật ta thành người dễ thương. Đó chính là khả năng hướng thượng tuyệt vời từ những lời dạy của đức thế tôn.

Còn nếu ta đang hiền, tu học một thời gian ta dữ hơn thì phải coi lại mình đã đi đúng đường chưa!

Với năm đặc tính của giáo pháp được nêu trên sẽ giống như bản đồ, giống như kim chỉ nam giúp ta dễ dàng tìm ra đâu là con đường đúng để ta tiến bước trên hành trình tâm linh của chính bản thân mà không sợ phải bị lạc lối rồi lại tiếp tục chìm đắm trong vô lượng kiếp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm