Năm nghề buôn bán người cư sĩ không nên làm
Người Phật tử khi chọn nghề mưu sinh cần tránh xa những nghề tà mạng, vì không mang đến lợi ích lâu dài.
“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
- Này các Tỷ kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Này các Tỷ kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm?
- Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc.
Năm nghề buôn bán này, này các Tỷ kheo, người cư sĩ không nên làm”.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.646)
Lời bàn:
Thời đại của Thế Tôn (cách nay 26 thế kỷ), Ngài đã chế định cho hàng Phật tử có năm nghề tà mạng: “Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc” là những nghề mưu sinh bất chính, không nên làm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những lời dạy của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị, lợi ích lâu dài cho những ai tin phục, vâng làm.
Tuy nhiên, 26 thế kỷ đã trôi qua, xã hội loài người có nhiều phát triển và tiến bộ không ngừng. Những nghề tà mạng mà Đức Phật đã quy định cần được hiểu rộng hơn, đa dạng hơn, nhằm giúp cho người Phật tử hiểu chính xác lời Phật dạy hơn để tránh không mưu sinh bằng nghề tà mạng.
1. Không buôn bán đao kiếm: Đao kiếm không chỉ là cây đao và cây kiếm mà bao gồm những khí cụ có thể làm tổn hại đến sinh mạng con người. Cụm từ đao kiếm ngày nay tương ứng với các loại vũ khí sát thương: súng ống, bom đạn, cung tên, giáo mác, đao kiếm…
2. Không buôn bán người: Ngày xưa, buôn bán người chỉ giới hạn trong hai thị trường mại dâm và nô lệ. Trong xã hội hiện đại, ý nghĩa này vẫn không thay đổi nhiều. Tuy vậy, những thị trường cung ứng lao động, cung cấp mô người để cấy ghép vẫn có những góc khuất của hoạt động buôn người.
3. Không buôn bán thịt: Hiện nay, có rất nhiều Phật tử không hiểu chính xác lời dạy này nên khi họ bán bánh mì, quán ăn, nhà hàng, bán trong siêu thị… khá hoang mang vì có liên quan đến bán thịt.
Ngày xưa, người hàng thịt (chủ sạp hàng thịt) muốn có thịt bán thì phải kiêm luôn thu gom gia súc và giết mổ. Không hề có thịt thành phẩm để bán như chúng ta hiện nay. Cần xác định rằng, buôn bán thịt thành phẩm vốn không phạm tội sát sinh. Do đó, không buôn bán thịt có nghĩa sâu xa là không làm đồ tể, không được giết mổ, lấy thịt buôn bán.
4. Không buôn bán rượu: Ngày nay, “rượu” được hiểu là những cất gây say-nghiện. Bao gồm: Rượu, bia, các loại thức uống có cồn, các chất ma túy, các loại thuốc kích thích khiến mất tự chủ, gây say nghiện.
5. Không buôn bán thuốc độc: Cụm từ này, ngày xưa là các loại độc dùng để hạ độc con người. Ngày nay, thuốc độc còn bao gồm các hóa chất diệt côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật.
Người Phật tử khi chọn nghề mưu sinh cần tránh xa những nghề tà mạng này, vì không mang đến lợi ích lâu dài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm