Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 25/04/2022, 08:37 AM

Ngành học Tang Lễ thu hút giới trẻ vì có nhiều cơ hội nghề nghiệp

Trong khi ngày càng nhiều người gặp khó khăn về việc làm thì những bạn trẻ chọn ngành học Tang lễ ở một số nước lại có nhiều cơ hội với thu nhập ổn định ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngành học Tang lễ thu hút giới trẻ bởi mức lương và cơ hội nghề nghiệp

Cách đây vài năm, Hứa Ngôn từng cảm thấy bối rối khi nhận cuộc gọi báo tin cô trúng tuyển ngành học tang lễ.

Bố mẹ Hứa Ngôn nổi giận, ông bà nội ngoại cũng phản đối gay gắt khi thấy cháu gái định học ngành này. Nhiều người coi đây là một ngành học kỳ quái vì với người Trung Quốc, cái chết là sự pha trộn giữa sợ hãi và xui xẻo. Cô gái quyết định vẫn đến Cao đẳng kỹ thuật và nghề dân sự Trường Sa, tỉnh Hồ Nam để làm thủ tục nhập học.

Chuyên ngành tang lễ gồm bốn phần chính: dịch vụ, thiết bị, bảo quản thi hài và nghĩa trang.

Hứa Ngôn đăng ký muộn nên lớp dịch vụ tang lễ, bảo quản thi hài đã đủ sinh viên, chỉ còn lớp thiết bị và nghĩa trang. Theo gợi ý của giáo viên, một cô gái nhỏ nhắn như Hứa không phù hợp với ngành thiết bị, bởi nghề này không chỉ bấm nút hỏa táng mà còn phải tháo lắp, sửa chữa máy móc. Cuối cùng, cô đăng ký vào lớp nghĩa trang, học thiết kế và quản lý với những việc như thiết kế bia mộ, một số lập kế hoạch và kinh doanh.

Tuy nhiên, những gì Hứa Ngôn học không chỉ liên quan đến nghĩa trang. Nghiêm Phi, bạn cùng khóa của Hứa từng đăng thời khóa biểu lên trang cá nhân, trong đó có những môn học như Luật và quy định về tang lễ, giới thiệu dịch vụ và quản lý, nghi thức hay quảng cáo dịch vụ...

Nhân viên nhà tang lễ vận hành thiết bị hỏa táng ở Trung Quốc. Ảnh: QQ

Nhân viên nhà tang lễ vận hành thiết bị hỏa táng ở Trung Quốc. Ảnh: QQ

Nhu cầu về nhân lực của ngành Tang lễ hàng năm ở Trung Quốc là khoảng 10.000 người, trong khi số lượng người được đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng ở Trung Quốc chỉ khoảng 500 - 600 người/năm. Điều này có nghĩa là sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học lạ này có cơ hội việc làm rất lớn.

Ngành Tang lễ bắt đầu ra đời từ năm 1995. Theo báo cáo từ Xinhua, từ năm 2009, ngành Tang lễ của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và nghề dân sự tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã có tỷ lệ về thí sinh đạt kỷ lục, đó là 5:1. Trong những năm qua, ngôi trường này đã cung cấp gần 5.000 sinh viên tốt nghiệp cho ngành Tang lễ trên toàn Trung Quốc.

Trung Quốc hiện chỉ có 5 trường đào tạo chuyên ngành "Công nghệ và Quản lý Tang lễ hiện đại". Trong những năm gần đây, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành này của các trường nêu trên chỉ khoảng 500 đến 600 sinh viên.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Theo đề cương do Bộ Giáo dục Trung Quốc xây dựng cho chuyên ngành kỳ lạ này, thời gian học là 3 năm. Để có thể tốt nghiệp chuyên ngành Tang lễ, các sinh viên cần phải học tập thường xuyên và hoàn tất 4 phần chính, bao gồm: Thiết bị, dịch vụ, bảo quản thi hài và nghĩa trang.

Các môn học liên quan đến ngành học này giúp sinh viên có thể học và hiểu được nghi thức trong các đám tang hiện đại. Sinh viên theo học ngành này không những có thể vận hành một nhà hỏa táng, trang điểm cho người đã khuất, mà còn biết cách đối đãi, điều hòa cảm xúc với người thân và bạn bè của người quá cố.

Trong những năm gần đây, ngành Tang lễ đã phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Một mặt, với sự phát triển cùng nhu cầu của xã hội, số lượng các cơ sở dịch vụ và nhân viên trong ngành Tang lễ ở trung Quốc đã tăng lên trong vòng một thập kỷ qua.

Ngoài ra, các hình thức kinh doanh mới cũng đang lần lượt xuất hiện để đáp ứng thị hiếu của người dân.

Sinh viên học cách khâu vết thương ở trường Trường cao đẳng Kỹ thuật và Nghề dân sự Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Ảnh: QQ

Sinh viên học cách khâu vết thương ở trường Trường cao đẳng Kỹ thuật và Nghề dân sự Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Ảnh: QQ

Các lớp học dày đặc ngay từ năm thứ hai cho thấy ngành này không hề đơn giản. Ở trên lớp, Nghiêm Phi rất chăm chú lắng nghe. Cô hiểu, chỉ ở đây mới được học về nghi thức trong đám tang hiện đại. Ví dụ như cách đối đãi với người thân, bạn bè của người quá cố hay công nghệ ướp xác hiện đại, làm sạch thi thể người đã khuất.

Những sinh viên ngành tang lễ cảm thấy mình giống các bác sỹ pháp y. Họ được học sát trùng bề mặt, sát trùng cơ thể người quá cố. Nếu người qua đời chết vì tuổi già, cách xử lý hài cốt đơn giản nhất. Sợ nhất là gặp xác chết bởi tai nạn. "Chẳng ai muốn thức dậy lúc nửa đêm để xử lý nạn nhân trong vụ tai nạn xe hơi", Nghiêm Phi nói.

"Hãy phục vụ chúng sinh và từ bi", Nghiêm Phi luôn ghi nhớ phương châm này, từ cô giáo mình.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chuyên ngành tang lễ tại Trung Quốc thường được coi là nghề "xui xẻo nhưng lương cao". Những sinh viên bị thu hút bởi vế "lương cao" sẽ vỡ mộng ngay sau khi tốt nghiệp.

Hầu hết các công ty mai táng đều nghỉ 4 ngày một tháng, có nơi 6 ngày. Tuy vậy nhân có thể phải sẵn sàng làm việc bất kể giờ nào, dù là đêm hay ngày. Với nhiều người trong ngành, mức lương của họ bị bên ngoài phóng đại.

Bộ Dân chính nước này từng tiết lộ, mức lương của nhân viên nhà tang lễ trung bình 6.000 tệ/tháng (hơn 21 triệu đồng), mức cao hơn cũng chỉ từ 7.000-8.000 tệ (24-28 triệu đồng). Mức hàng chục nghìn tệ tương đối hiếm, trong khi khối lượng công việc lại nhiều. Tuy nhiên, công việc này thường đi kèm các lợi ích như được đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm quốc gia, được trợ cấp nhà ở và bữa ăn. Và quan trọng nhất là có việc làm suốt đời.

Nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi khi đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc làm, bị đẩy ra ngoài ở tuổi 35 vì "quá già", thì một công việc ổn định sẽ trở nên hấp dẫn hơn, ngay cả khi công việc đó khiến họ chán nản. Thực tế công việc trong nhà xác ít cạnh tranh hơn nhiều so với các ngành nghề khác.

Nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ việc làm, sinh viên của ngành này được coi là "đắt hàng" bởi các nhà tang lễ có mặt khắp mọi nơi. Nhưng cũng giống như những sinh viên mới tốt nghiệp, tìm được việc thì dễ nhưng tìm được việc làm phù hợp mới khó. Những nơi sẵn sàng nhận họ vào làm là các nhà tang lễ ở các thành phố nhỏ, còn ở thành phố lớn rất khó chen chân.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Không chỉ ở Trung Quốc, tại Hàn Quốc, ngày càng có nhiều phụ nữ làm nghề hộ tang để đáp ứng nhu cầu khâm liệm thi thể nữ giới đang ngày càng tăng. Số sinh viên học ngành tang lễ cũng vì thế mà tăng lên.

Park Bo-ram, 30 tuổi, giám đốc một dịch vụ tang lễ ở Hàn Quốc, cho biết, cô không thể quên được thời điểm cô khâm liệm cho một cô bé tự tử. Trên thân thể cô bé có những vết tự gây tổn thương cho mình mà cha mẹ không hề biết.

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Park Bo-ram, giám đốc dịch vụ tang lễ đang chuẩn bị khâm liệm tử thi tại một nhà tang lễ trong bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh REUTERS

Park Bo-ram, giám đốc dịch vụ tang lễ đang chuẩn bị khâm liệm tử thi tại một nhà tang lễ trong bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh REUTERS

Park nhớ lại ánh mắt đầy biết ơn của gia đình cô bé khi thấy người hộ tang là nữ. Trong nỗi đau buồn vô hạn, họ thấy được an ủi hơn khi thi thể con gái được một bàn tay phụ nữ chăm sóc.

Tại Hàn Quốc, ngày càng có nhiều phụ nữ làm nghề hộ tang để đáp ứng nhu cầu khâm liệm thi thể nữ giới đang ngày càng tăng.

Park Bo-ram chuẩn bị lau rửa cho tử thi. Ảnh REUTERS

Park Bo-ram chuẩn bị lau rửa cho tử thi. Ảnh REUTERS

Nhu cầu này xuất phát từ việc những năm gần đây, số phụ nữ nổi tiếng qua đời khi còn trẻ ngày càng tăng, số vụ tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ cũng gia tăng, dẫn đến sự thay đổi ý thức về nhạy cảm giới. 

"Hầu hết những người trẻ chết là vì tự tử. Nhiều người là nữ, thân nhân của họ, nhất là thân nhân của những người chết vì tự tử, cảm thấy được an ủi hơn nếu chúng tôi chăm sóc cho thi thể," Park vừa khâm liệm cho một thi thể vừa kể.

Theo World Polulation Review, năm 2019, Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Còn theo tổ chức OECD có 37 thành viên, tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc cao nhất trong khối các nước này với 24.6 ca tự tử/100.000 cư dân năm 2019. Tỷ lệ trung bình ở OECD là 11,3. Hơn 4.000 vụ là nữ, trong đó có các ngôi sao giải trí nữ như Koo Hara và Sulli.

Đầu những năm 2000, chỉ 30% số người học ngành tang lễ là nữ, còn giờ tỷ lệ đó đã tăng lên 60%, Lee Jong-woo, một giáo sư Đại học Eulji nói. Học ngành tang lễ, sinh viên sẽ đến nhà xác để thực hành. 

Một tiết thực hành của sinh viên ngành tang lễ ở Seongnam, Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS

Một tiết thực hành của sinh viên ngành tang lễ ở Seongnam, Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS

Học sinh tốt nghiệp trung học có thể nghiên cứu sâu về xác chết và dịch vụ lễ tang khi theo học ngành Khoa học Tang lễ tại Đại học Quận Columbia, Mỹ. Ngoài ra, hơn 30 bang ở Mỹ có đại học, cao đẳng đào tạo ngành này. Trong đó, 4 bang Illinois, Mississippi, New York, Texas, mỗi nơi có 4 trường.

Giảng viên sẽ giới thiệu với sinh viên tất cả các giai đoạn của dịch vụ tổ chức lễ tang và giúp họ phát triển kỹ năng cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn trong việc đảm bảo sức khỏe, an toàn cùng những phúc lợi liên quan việc chuẩn bị tang lễ và chăm sóc người chết. Ngoài việc nâng cao kiến thức, trường còn chú trọng bồi dưỡng sinh viên về mặt nhân phẩm, đạo đức.

Sinh viên ngành Khoa học Tang lễ tìm hiểu các kiến thức bệnh lý, sinh lý và giải phẫu để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai.

Sinh viên ngành Khoa học Tang lễ tìm hiểu các kiến thức bệnh lý, sinh lý và giải phẫu để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai.

Để tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành các môn học như Giải phẫu học, Sinh lý học, Bệnh lý học, Định hướng Dịch vụ Tang lễ, Lý thuyết Xác ướp, Kỹ thuật ướp xác, Nghệ thuật Phục hồi thi thể, Luật Dịch vụ Tang lễ và Quản trị Kinh doanh. 

Ngoài ra, sinh viên còn phải tham gia các hoạt động ngoại khóa, bao gồm khóa đào tạo kỹ năng diễn thuyết trước đám đông để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai khi họ phải nói chuyện, an ủi bạn bè và gia đình người đã khuất vượt qua đau buồn. 

Chương trình học kéo dài từ 2 đến 4 năm, tùy từng trường, trong đó, sinh viên sẽ thực tập khoảng 1 năm. Sau khi kết thúc khóa học, họ sẽ phải vượt qua kỳ thi khảo sát để nhận bằng cử nhân Khoa học Tang lễ.

Sau khi tốt nghiệp, họ có thể trở thành nhân viên tại các nhà tang lễ, bệnh viện, văn phòng giám định y khoa, giảng viên các trường y hoặc nhân viên điều tra những cái chết bất thường. 

funeral-services-1-152421884988216739893

Thách thức từ ngành học Tang lễ

Khoa học Tang lễ là ngành học độc đáo, yêu cầu sinh viên phải có tâm lý tốt và nắm vững kiến thức sinh lý. Họ phải tiếp xúc thường xuyên với xác chết. Dù ngành Tang lễ đang có sự phát triển nhanh chóng và nghề này cũng đang được nhiều bạn trẻ săn đón, nhưng những người theo học ngành học này vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức.

Khi đến nơi làm việc, nhân viên phải đối mặt với những xác chết thật, khác hoàn toàn so với xác chết mô hình trong trường.

"Đứng trước người chết, cảm giác đầu tiên là sợ hãi", Giai Âm, một học viên năm cuối hồi tưởng ngày đầu cô đi thực tập. Cô cho hay, bất kể ngày đêm, nhiều hôm bất thình lình nhận được cuộc gọi yêu cầu phải xử lý một xác chết nào đó. "Bạn sẽ không biết người này là ai. Nếu đó là một xác chết tai nạn khiến găng tay y tế bị dính máu, bạn bất giác hỏi liệu người chết có bị bệnh AIDS hay bệnh truyền nhiễm nào khác không".

'Sinh, lão, bệnh, tử' là quy luật chung của con người, vậy nên cần có những người làm công việc này.

"Sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật chung của con người, vậy nên cần có những người làm công việc này.

Với người làm trong ngành, công việc trong nhà xác giống như một thành phố bị bao vây. Người bên trong muốn ra ngoài và người bên ngoài lại muốn nhảy vào trong.

Tuy vậy, với Giai Âm, khi quyết định chọn công việc này, cô hiểu mình sẽ gắn bó với nó. "Khi thấy mọi người khóc lóc đau buồn, tôi muốn họ rời nhà tang lễ với cảm giác hài lòng nhất", cô nói.

Trương Vũ, một sinh viên tốt nghiệp ngành Tang lễ ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) chia sẻ rằng ban đầu, ngoài nỗi sợ khi chạm vào xác của người đã khuất, điều khiến anh lo lắng hơn cả chính là thái độ của những người xung quanh. Tuy nhiên, Trương Vũ cho biết, anh không cảm thấy có sự khác biệt giữa sinh viên học Tang lễ với những chuyên ngành khác.

Trương Vũ chia sẻ rằng "sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật chung của con người, vậy nên cần có những người làm công việc này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?

Tâm linh Việt 08:13 16/08/2024

Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?

Xem thêm