Nếu chúng ta diệt trừ nghiệp chướng, nơi đây sẽ lập tức là Cực Lạc

Cõi nước Cực Lạc ở đâu? Ở ngay nơi đây cũng là Cực Lạc, chẳng có ngoại lệ. Vấn đề là chúng ta chẳng thấy. Chẳng thấy là do bản thân chúng ta có nghiệp chướng ngăn trở. Nếu chúng ta diệt trừ nghiệp chướng, nơi đây sẽ lập tức là Cực Lạc.

Đạt đến Thế Giới Nhất Thừa thanh tịnh, Vô Lượng Thọ. Nói theo thực tế, y báo và chánh báo của hết thảy các Cõi Phật đều bình đẳng, chẳng khác gì Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Chỗ thù thắng của Thế Giới Tây Phương so với những Cõi Phật khác là do nguyện lực của A Di Đà Phật chẳng thể nghĩ bàn. Nguyện lực ấy đã phát ra khi Ngài tu nhân, trong phần sau chúng ta sẽ đọc đến.

Khi Chư Phật hành Bồ Tát đạo, đã phát nguyện khác với một đại nguyện chung, đại nguyện chung ấy tức là tứ hoằng thệ nguyện thường được nhắc đến trong Kinh Giáo. Tứ hoằng thệ nguyện là tổng cương lãnh, mỗi vị Phật đều có, nhưng tế hạnh sẽ khác nhau.

Chúng ta có thể nói là A Di Đà Phật đã phát ra các nguyện đạt tới viên mãn rốt ráo, vô cùng vi tế, chẳng tìm thấy khiếm khuyết nào.

Nguyện to tát, bi tâm khẩn thiết, nguyện dùng phương pháp bình đẳng phổ độ hết thảy chúng sanh, đối với các thứ căn tánh bất đồng đều có thể dùng một phương pháp xảo diệu để độ, phương pháp ấy là danh hiệu sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, thật sự chẳng thể nghĩ bàn. Đó là chỗ đặc biệt thù thắng của Di Đà Tịnh Độ.

Nếu không có nguyện lực của A Di Đà Phật gia trì, thần thông của các Bồ Tát tuy cũng to lớn, nhưng chẳng viên mãn, chắc chắn chẳng viên mãn. Châu biến cũng là vô lượng.

Nếu như trong vô lượng mà cũng có số lượng thì đó là vô lượng hữu hạn, trong vô lượng chẳng có số lượng thì mới là vô lượng thật sự. Trong Kinh Đại Thừa, chúng ta thường thấy khu vực giáo hóa của một Đức Phật tối thiểu là một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, đó là một Đại Thiên Thế Giới.

Có vị Phật, khu vực giáo hóa là hai, ba Đại Thiên Thế Giới, có vị là mười mấy Đại Thiên Thế Giới. Quý vị thấy các Ngài làm Phật, duyên giáo hóa chúng sanh khác nhau, đúng là do gặp duyên khác biệt.

Chỉ riêng A Di Đà Phật kết thiện duyên với tất cả chúng sanh trong khắp pháp giới hư không giới, thật sự làm được. Vì lẽ đó, Quốc Độ của Phật Di Đà vô lượng vô biên, chẳng có cùng tận, chỗ nào cũng đều là Quốc Độ của Ngài.

Cõi nước Cực Lạc ở đâu?

Ở ngay nơi đây cũng là Cực Lạc, chẳng có ngoại lệ. Vấn đề là chúng ta chẳng thấy. Chẳng thấy là do bản thân chúng ta có nghiệp chướng ngăn trở. Nếu chúng ta diệt trừ nghiệp chướng, nơi đây sẽ lập tức là Cực Lạc.

Lại còn một chính là hết thảy, hết thảy chính là một, đây là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế, nói đạt đến Nhất Thừa, Nhất Thừa là nhất Phật Thừa, chẳng phải là Bồ Tát Thừa.

Thanh tịnh Vô Lượng Thọ Thế Giới là nói đến quả, chứng đắc bằng cách nào?

Niệm Phật Tam Muội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm