Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/02/2019, 09:34 AM

Ngài Gyalwang Drukpa dịch ra tiếng Việt là Pháp vương có đúng không?

Có những quan điểm trái chiều khi gọi Đức Gyalwang Drukpa thứ 12 là Pháp vương.

Ý kiến của Phật tử Thích Thanh Hòa:

Pháp vương là gì?

Vấn đề dịch nghĩa ngài Gyalwang Drukpa thành "Pháp vương Tây Tạng" là một lệch lạc ở nước ta.

Bài liên quan

Thực ra mà nói, vấn đề sai lầm này bắt gốc rễ từ cách chuyển dịch từ ‘Gyalwang Drukpa’ sang tiếng Việt. ‘Drukpa’ là từ khá phổ biến trong văn hóa Tây Tạng, nó có nghĩa là ‘rồng’. Về nguồn tích của việc dùng từ này cho dòng truyền thừa của họ thì trang web của dòng truyền thừa này cũng có nói rõ. Đó là do vị khai sáng dòng tu này (Tsangpa Gyare Yeshe Dorje) thấy chín con rồng bay lên trời nên nhân đó đặt tên với ý nghĩa là dòng truyền thừa của rồng.

Rồng là một biểu tượng cao quý trong truyền thống Tây tạng, nó còn có ý nghĩa là ‘tiếng sấm sét’.

Đức Gyalwang Drukpa thứ 12

Đức Gyalwang Drukpa thứ 12

Từ ‘Gyalwang’ có nghĩa là 'người chiến thắng'.

Nếu ghép hai từ này thành ‘Gyalwang Drukpa’, thì dù dịch thoáng, dịch xa, dịch gần, dịch sát, tìm hết tất cả các từ liên quan đến "dịch" cũng không thể cho ra nghĩa “Pháp Vương”.

Pháp Vương là từ chỉ cho các đức Phật, không ai, dù là hóa thân của Phật, có thể dùng từ đó để gọi.

Dòng tu Gyalwang Drukpa (xem chú dẫn tại trang Drukpa Việt Nam) là một dòng tu mới nổi lên dựa trên 3 truyền thống cũ: Kagyu, Sakya, và Kadam/Geluk. Dòng tu này được sáng lập bởi Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (Drogon Tsangpa Gyare) vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 13. Kể từ đó, các vị lãnh đạo tối cao của truyền thống này được gọi là Gyalwang Drukpa, vị hiện tại là Gyalwang Drukpa thứ 12.

Nói đến sự nổi tiếng của dòng tu này thì chúng ta có thể thấy là không nhiều khi truy tìm trên các nguồn tài liệu như từ điển, bách khoa, hoặc sách Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo là tôn giáo dễ thâm nhập vào văn hóa bản địa, có người đã từng ví Phật giáo như một tôn giáo “mở” chính vì đặc điểm này. Chính vì thế, mỗi lãnh địa có một nền văn hóa Phật giáo riêng. Chúng ta không thể lấy văn hóa người ta thay thế cho của mình, cũng như chúng ta không thể lấy nghi thức cúng ông bà quá cố của người Tây Tạng để cúng cho ông bà quá cố của chúng ta! Và hiển nhiên điều ngược lại cũng không thể chấp nhận.

Vài lời chia sẻ, mong bạn đọc tìm hiểu thêm.

Thượng tọa Thích Nhật Từ:

Trong văn học Phật giáo Sanskrit, Pháp vương (Dharmarja) là đức hiệu cao quý nhằm tôn xưng Đức Phật như “đức vua của chân lý”. Khái niệm Pháp vương trong Phật giáo chỉ Đức Phật Thích Ca, bậc tuệ giác toàn mãn, ngay cả các bậc Bồ-tát đẳng giác trong truyền thống Đại thừa hay thánh A-la-hán trong truyền thống Nguyên thủy, cũng không thể sánh bằng.

Thiển nghĩ, việc lạm xưng khái niệm “Đức Pháp vương” hoặc “Bậc Toàn tri Tôn quý” của một số Tăng Ni và Phật tử Việt Nam chẳng những thể hiện sự thiếu hiểu biết về Phật pháp, mà còn dẫn đến tình trạng “sùng bái thần tượng”, vốn rất xa lạ đối với lời dạy cao quý của Đức Phật.

> Bấm vào đây để cung cấp tư liệu cho trang Phật giáo Việt Nam.

Cư sĩ Giới Minh:

Tôi chưa bao giờ thấy Ngài Gyalwang Drukpa tự tôn xưng là "Pháp Vương"

Là người theo đạo Phật, ai cũng biết danh xưng “Đức Pháp Vương”, “Bậc Toàn Tri” là danh xưng để chỉ về đức Phật, hậu thế ai dám tự mạo xưng để phải tội. 

Tôi chưa bao giờ thấy Ngài Gyalwang Drukpa tự tôn xưng là "Pháp Vương", lỗi ở đây là khâu dịch thuật và bộ phận truyền thông. Cũng có thể người dịch, phật tử ở Tây Tạng, Nepal hay một nơi nào đó vì sự kính ngưỡng Ngài đã tôn xưng như vậy.

Điều đó không khó hiểu, nếu chúng ta suy nghĩ từ nền văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Đức Vua Trần Nhân Tông rời bỏ Ngai vàng lên Am Ngọa Vân tu hành, từ lúc tu đến lúc Viên tịch, đức Vua chưa bao giờ tự xưng mình đắc quả vị Bồ Tát, A La Hán, hay Phật quả. Nhưng nhân dân, vì sự kính trọng đặc biệt đã tôn xưng Ngài là “Phật hoàng”, ngôn ngữ dân gian còn gọi là “vua Phật”, đến nay lịch sử thế giới cũng mới có duy nhất một vị Vua từ bỏ ngai vàng để tu hành theo hạnh Phật đà. 

Đó là ngôn ngữ của dân gian, không phải ngôn ngữ của “pháp tự” để chúng ta quá đe nẹt về "lòng kính ngưỡng", vì ai cũng biết đã thành Phật thì làm gì có “vua Phật” hay “Thái Tử Phật” hay bất cứ một danh xưng thuộc phạm vi “đời” nào để gắn vào quả vị tột cùng của bậc giác ngộ đó là “PHẬT”.

Bài liên quan

Năm 1963, Tỳ kheo Thích Quảng Đức “Vị pháp thiêu thân”, Ngài cũng không có danh xưng gì cả, nhưng nhân dân vì tôn kính Ngài đã thể gọi là Bồ tát Thích Quảng Đức, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu…(mặc dù lúc đó Ngài chưa phải là Hòa thượng).  Trở lại danh xưng “Pháp Vương”, có lẽ do chưa hiểu tiếng Việt nên Ngài Gyalwang Drukpa chưa có góp ý với người dịch, cá nhân tôi nghĩ rằng danh xưng “Pháp Vương” – chuyện chỉ có thể, phái đoàn của Ngài đi đến đâu, hành xử như thế nào – nếu có gì đáng góp ý chúng ta nên góp ý. Góp ý đúng, góp ý đủ, góp ý trực tiếp và trao đổi với người dịch khi có thể về đúng điều đó. 

Phật giáo là tôn giáo lấy “hòa hợp” làm đầu, nên khi Ngài Gyalwang Drukpa tới Việt Nam không chỉ quần chúng nhân dân đón tiếp hân hoan, giới truyền thông quan tâm đưa tin mà Chư tôn Giáo phẩm Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng dành cho Ngài sự đón tiếp trọng thị. 

Trích phỏng vấn Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, Phó Trưởng ban Thường trực BTS Giáo hội PGVN TP.HCM:

Hòa thượng có ý kiến gì về những mỹ từ tôn xưng “Pháp vương”, “Nhiếp chánh vương”, “Đấng toàn tri”… được quảng bá ở các chùa khi giới thiệu về Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa khi đến Việt Nam?

- Theo lẽ, danh xưng này thường chỉ dành để tôn xưng Đức Phật. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa có những danh xưng như vậy là do truyền thống của họ. Tôi nghĩ các mỹ từ đó được sử dụng ở Việt Nam nhằm tạo sự thu hút đám đông, cũng như tính cách huyền bí của các pháp hội đã làm nên những làn sóng hiếu kỳ trong dư luận.

Hòa thượng Thích Thiện Tánh

Hòa thượng Thích Thiện Tánh

Khi dịch và giới thiệu ở Việt Nam, theo tôi, những người có trách nhiệm nên tìm những từ ngữ phù hợp với văn hóa của dân tộc Việt, không nên có sự tôn xưng thái quá, chuộng ngoại và tùy tiện làm theo suy nghĩ cá nhân mình, vì cái lợi của mình mà quên đi những lợi ích khác, ảnh hưởng đến Giáo hội và văn hóa dân tộc.

Sư Thiện Tánh cũng cho biết:

Theo tôi được biết, Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa đến Việt Nam theo lời mời của nhóm Drukpa Việt Nam, trước khi đến Việt Nam đã được phép của lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa đến Việt Nam là do một nhóm Phật tử chủ trương thỉnh mời, các pháp sự đã diễn ra tại một số tự viện Việt Nam. Như vậy, theo tôi cả hai bên đều có lợi ích về góc độ tổ chức, quảng bá hình ảnh, truyền bá pháp môn, thu hút Phật tử đến tham dự càng đông càng tốt. Còn về việc Phật tử có những chuyển hóa lợi lạc thân tâm hay không thì tự họ mới biết rõ nhất. (Đọc đầy đủ bài phỏng vấn này trên báo Giác Ngộ).

Theo tôi, Phật tử Việt Nam bị thu hút bởi những “cái lạ”, màu sắc lộng lẫy khác thường như ông hoàng...

Bản thân tôi chưa tham dự buổi Pháp hội nào của ngài Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ nên chưa biết họ nói những gì. Nhưng, theo tôi, Phật tử Việt Nam bị thu hút bởi những “cái lạ”, màu sắc lộng lẫy khác thường như ông hoàng, từ sự bài trí nơi pháp tòa, xung quanh khu vực diễn ra buổi lễ cũng như các nghi thức trong các buổi lễ, cách thức mà họ trình diễn các điệu múa Kim Cương thừa… là những thứ khác lạ dễ thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của số đông so với sự đăng đàn thuyết giảng khá mộc mạc của chư tôn đức giảng sư Việt Nam.

Thử làm phép so sánh giữa một bên là sự sơ mộc còn một bên là sự lộng lẫy của màu sắc, âm thanh có tính chất huyền bí thì dĩ nhiên cái nào lạ thì sẽ gây tò mò, thu hút hơn. Điều đó, cũng giống như mình đang dùng một chiếc xe máy cũ kỹ mà nhìn thấy một chiếc xe mới sản xuất, màu sắc rất đẹp thì mình cũng muốn biết nó có từ đâu, đi như thế nào, có tốt không.

(Hòa thượng Thích Thiện Tánh)

Tùng Lâm (ghi)

Bài viết là sự tập hợp từ các nguồn khác nhau về cách gọi từ Gyalwang Drukpa, còn được dịch thành Bức Pháp vương. Quý tăng ni, Phật tử và những nhà nghiên cứu Phật giáo xin hoan hỉ gửi bài về trang nhà để giúp minh định vấn đề này qua hòm thư: info@phatgiao.org.vn.

Mô Phật!

[Chuyên mục Nghiên cứu - Tư liệu về Phật giáo]

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con sáo niệm Phật được vãng sanh

Tư liệu 11:15 14/03/2024

Xưa có người nuôi một con chim sáo biết nói tiếng người, có một vị Tăng đến nhà chơi, niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, con sáo liền nói theo Nam Mô A Di Ðà Phật, vị Tăng niệm nữa, con sáo cũng niệm.

Cậu bé thoát chết đuối nhờ niệm Phật

Tư liệu 09:35 13/03/2024

Vào một ngày đầu xuân năm 2000, một cậu học sinh 12 tuổi, con của đạo hữu Mã Phong Vân ở huyện Thông Hứa, tỉnh Hà Nam, trên đường tan học trở về nhà, cậu đi ngang qua mương nước, bất cẩn trượt chân té xuống mương.

Trả nghiệp tiền khiên

Tư liệu 13:20 11/03/2024

Từ ba mươi mấy tuổi trở đi thì toàn thân bà đều nhức nhối đau đớn, nhất là lúc bịnh thận phát tác, cảm giác giống như bị xối đầy nước, tưởng chừng da sắp nứt ra, thống khổ vô cùng. Mức độ thống khổ này nếu nói là địa ngục trần gian cũng không quá , khó mà diễn tả cho hết được.

Cảm ứng của Chú Ðại Bi và Chú Lăng Nghiêm không thể nghĩ bàn

Tư liệu 13:45 10/03/2024

Hãy tụng chú Ðại Bi và chú Thủ Lăng Nghiêm. Chú Ðại Bi có thể chữa lành mọi bịnh. Cho nên nói rằng: "Ðại Bi Thần Chú Thông Thiên Ðịa." Khi mình niệm Chú Ðại Bi tất cả các cõi trời, các từng địa ngục đều lắng nghe; càng niệm càng có linh cảm.

Xem thêm