Huấn từ của Đức Pháp Vương về hạnh phúc và tri ân
Hạnh phúc chính là mục tiêu của cuộc sống. Và điều này đang còn thiếu. Để đạt được hạnh phúc thì tri ân là điểm mấu chốt.
Hạnh phúc đến từ đâu?
Hạnh phúc chính là mục tiêu của cuộc sống. Và điều này đang còn thiếu. Để đạt được hạnh phúc thì tri ân là điểm mấu chốt. Chúng ta thường nghĩ rằng tri ân phải xuất phát từ hạnh phúc, từ cảm giác hạnh phúc nhưng thực ra không phải như vậy. Cảm nhận hạnh phúc xuất phát từ niềm tri ân. Nhưng đa số mọi người thường hiểu ngược lại: tức là hạnh phúc đem lại sự hài lòng. Theo tôi trước tiên bạn phải có được sự hài lòng và kết quả sẽ là hạnh phúc. Vậy thì hài lòng đến từ đâu? Đến từ niềm tri ân, không nhất thiết phải đến từ hạnh phúc. Nhưng tất nhiên bạn cũng có thể nghĩ tới hạnh phúc như là một nguồn gốc của hài lòng, không có điều gì sai ở đây nhưng nói chính xác hơn thì phải theo cách ngược lại.
Nghĩa là hài lòng đem lại hạnh phúc và tri ân dẫn đến hài lòng.
Vì sao chúng ta lại không thể tri ân?
Thật ra không khó để tri ân. Nhưng điều đáng tiếc là chúng ta không có khái niệm về niềm tri ân. Thực tế là thực hành tri ân không có gì là phức tạp. Chẳng hạn như, khi mở mắt ra, chúng ta có thể nhìn thấy mọi người và thế giới xung quanh ở trước mắt. Chúng ta phải tri ân điều đó. Và chúng ta phải tri ân thực tế là mình có thể đi lại, có thể lái xe, có thể ăn, ngủ, đứng. Tất cả những điều nho nhỏ đó hầu như không là gì đối với chúng ta thực sự lại là những điều có ý nghĩa to lớn. Nhưng với chúng ta, việc có thể đi lại thoải mái trên đôi chân của mình không là gì cả. Vâng, hàng triệu người đang đi lại ngoài kia mà, có gì đặc biệt đâu? Nhưng đó không phải là ‘một điều đương nhiên’ với tất cả mọi người.
Đó thực sự là một món quà to lớn bởi hàng triệu người đang nằm trên giường bệnh hoặc bị tàn tật đều không thể làm được điều rất đơn giản đó. Thực tế là việc chúng ta có thể đi lại, có thể nhìn thấy nhau đã là một điều kỳ diệu. Mọi khía cạnh của cuộc đời đều là diệu kỳ và vĩ đại. Nếu biết chấp nhận sự thật này thì cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy sự hài lòng và điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc.
Toàn bộ những gì diễn ra trong cuộc đời đều là bậc thầy vĩ đại
Theo cách đó, thì cuộc sống của chúng ta luôn tràn đầy ý nghĩa. Bất kể bạn đang làm điều gì, nghĩ gì, thấy gì, sống ở đâu, nói chuyện với ai, sống với ai cũng không quan trọng. Như Đức Milarepa đã khai thị “cho dù giấc mơ ban ngày là gì, cho dù giấc mơ ban đêm là gì thì cả hai giấc mơ đối với tôi đều là bậc Thầy vĩ đại”. Bậc thầy theo nghĩa đã cho chúng ta rất nhiều bài pháp vĩ đại về mọi thứ nhưng đặc biệt là cảm giác biết ơn. Ví dụ nếu bạn nhìn thấy một người bị ốm chính điều này làm bạn tri ân hơn về cuộc sống. Tại sao?
Bởi vì bạn nhìn người đó và nghĩ “Anh ấy ốm nặng, thật tội nghiệp. Nhưng tôi không ốm, tôi thật là may mắn”. Người ốm đó chính là bậc thầy lớn đối với bạn mặc dù anh hay chị ấy không giảng dạy giáo pháp cho bạn nhưng chỉ sự hiện diện đó đã là một bài pháp, cho bạn hiểu được mình là người may mắn. Bạn phải cảm thấy vô cùng may mắn thực tế là bạn không ốm đau, bạn không bị bại liệt hay điều gì tương tự. Đó chính là tri ân. Khi bạn thấy một người rất già, gần như không đi lại được bạn lại có thể tri ân bản thân mình chưa già đến thế và bạn cũng có thể đếm “Tôi còn 20 năm nữa mới già bằng người kia. Tôi chẳng phải may mắn hay sao?” Vậy đó, bất cứ khi nào bạn gặp một người có vấn đề, bạn sẽ tri ân. Nếu bạn gặp một người đang vui vẻ, bạn cũng cần tri ân. Chỉ đơn giản bởi vì bạn cần tri ân khi mình đang có cuộc sống tốt đẹp. Về mặt logic là thế. Nguyên nhân thực sự khiến bạn phiền não ?Hãy thử tưởng tượng rằng bạn phải nằm trên giường, không thể di chuyển, không có sức lực để di chuyển do ốm đau. Chỉ đơn giản tưởng tượng như vậy. Việc bạn có thể đi lại, không quan trọng là nhanh chậm, chỉ riêng việc bạn có thể tự di chuyển trên đôi chân của mình đã là một điều vĩ đại. Điều quan trọng là phải nhận ra. Nếu bạn đã bắt đầu nhận ra thông qua việc trưởng dưỡng lòng tri ân thì chắc chắn bạn sẽ có thể ngay lập tức có được sự hài lòng. Khi đó sự hài lòng sẽ không cần điều kiện gì cả. Bạn không cần làm cho bản thân thích thú theo cách như đi chơi công viên, có những hoạt động giải trí như mua sắm, tiệc tùng vv… Những điều này không còn quan trọng nữa bởi vì bạn đã xây dựng được sự hài lòng thông qua một cách đúng đắn đó là niềm tri ân.
Vì vậy điều quan trọng đầu tiên trong cuộc sống hàng ngày bạn cần phải nhận ra là biết ơn, tri ân việc bạn được làm người. Điều này rất quan trọng. Khi không có cảm giác tri ân, bất kỳ thứ gì bạn có như một người vợ, bạn gái, bạn trai, cha mẹ, con cái, tài sản, tất cả đều có thể khiến bạn không hài lòng vì lý do không tốt lắm, không đẹp lắm, không duyên dáng lắm. Và đó chính là nguyên nhân của phiền não.
Cách tốt nhất để thực hành tri ân
Vậy làm cách nào để tri ân tất cả những điều đó. Bạn không phải tri ân lần lượt từng thứ. Trước tiên, người ta phải tri ân cuộc sống của chính mình. Như tôi đã nói, một khi bạn có thể tri ân cuộc sống của chính mình bạn sẽ tự nhiên tri ân mọi người, hay những của cải và bất cứ thứ gì bạn có quanh mình. Tất cả đều sẽ làm bạn rất hài lòng. Ngay cả một người thù địch với bạn cũng không thành vấn đề. Bởi vì bạn quá bận, bạn đang đầy lòng tri ân. Bạn không có thời gian để làm những việc vô nghĩa và hay phàn nàn về cuộc sống. Cuộc đời của bạn hoàn toàn tràn ngập niềm tri ân và không có thời gian hay chỗ dành cho những điều vô nghĩa. Đây là bài giảng về tứ niệm pháp. Bốn pháp này đều quan trọng nhưng điều quan trọng nhất và đầu tiên là biết tri ân.
Trích huấn từ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa về Tứ niệm pháp.
Nguồn: Drukpa Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm