Ngài Gyalwang Drukpa: “Hạnh phúc là biết bằng lòng với cuộc sống”
Sống hạnh phúc là khi mỗi người cần biết bằng lòng với cuộc sống đang có. Khi bạn biết hài lòng thì hạnh phúc sẽ đến tự nhiên.
Chiều 1/3, tại Hà Nội, Ngài Gyalwang Drukpa có buổi chia sẻ với trí thức, doanh nhân, Phật tử về chủ đề "Vấn đáp tâm linh thời hiện đại".
Ngài Gyalwang Drukpa dành nhiều thời gian nói về hạnh phúc và làm sao để mỗi người có được hạnh phúc. Theo ông, để trở thành người tốt, nhân hậu, sống hạnh phúc thì mỗi người cần biết bằng lòng với cuộc sống đang có. "Khi biết hài lòng thì hạnh phúc sẽ đến tự nhiên. Nhưng làm sao để một người sống luôn biết hài lòng với hiện tại là câu hỏi lớn", Đức Gyalwang Drukpa đặt vấn đề.
Ông giải đáp, muốn làm được vậy, mỗi người phải tự rèn luyện mình. "Một cậu bé khi còn nhỏ, muốn trưởng thành phải rèn luyện qua quá trình học hành, nghiên cứu. Để tập hài lòng với những gì mình đang có, mỗi người phải rèn luyện và tạo điều kiện cho bản thân rèn luyện điều đó", Ngài Gyalwang Drukpa nói.
Theo ông, nếu mỗi người không có một tiến trình nghiêm túc để rèn luyện thì chắn chắn không thể vượt qua được chính bản thân để đạt được hạnh phúc. "Hạnh phúc không bao giờ đến từ bên ngoài mà đến từ bên trong của chính chúng ta", Ngài Gyalwang Drukpa chia sẻ.
Ông dẫn chứng, trong cuộc sống đời thường, nếu biết cân bằng giữa việc kiếm tiền, kinh doanh nhưng vẫn giữ được những mối liên hệ trong gia đình được bình an là điều hạnh phúc. Điều này, mỗi người có thể học từ thế hệ đi trước đã trưởng thành.
"Có nhiều người khi gặp tôi, họ nói rằng việc kiếm tiền không còn quan trọng, chỉ cần tâm linh và thực hành các nghi lễ. Nhưng đó là sai lầm rất lớn. Để tồn tại trong cuộc sống này, chúng ta phải nỗ lực làm việc hết lòng. Bản thân tôi cũng phải dành thời gian đi đó đây, gặp gỡ, làm việc, chia sẻ về Phật pháp. Các chư tăng, chư ni cũng phải cố gắng rèn luyện, thiền định, nghiên cứu. Làm việc là cách để chúng ta tồn tại", Đức Gyalwang Drukpa chia sẻ và nói, thậm chí ông làm việc đến mức không có đủ thời gian để ngủ.
Vì vậy, ông khuyên mọi người hãy trân trọng những công việc đang làm, phấn đấu hết mình trong công việc, sử dụng thời gian để làm việc có ích cho gia đình, người thân, xã hội, đất nước. Biết tri ân những công việc mà mình có cơ hội phụng sự thì hạnh phúc sẽ đến.
Theo Ngài Gyalwang Drukpa, người nào nghĩ hạnh phúc đến từ bên ngoài và nỗ lực chờ đợi sẽ tạo nên căng thẳng, mệt mỏi. "Bởi vậy, hãy làm cho mình thật hạnh phúc với những gì đang có", ông nói và lấy dẫn chứng, trước tiên hãy trân trọng mỗi bộ phận trên cơ thể mình như đôi mắt, hai chân, hai tay, khả năng nghĩ, nói... Sau đó, hãy tri ân cha mẹ, người thân, ngôi nhà che nắng mưa, cái bếp để nấu cơm...
Ngài Gyalwang Drukpa nói thêm, hiện nhiều người không hiểu về tâm linh nên bị kẹt trong tôn giáo vì không hiểu về giáo pháp. Điều này khiến cuộc sống thêm căng thẳng, mệt mỏi nhiều hơn.
"Những người chưa theo đạo Phật nhìn vào sẽ thắc mắc vì sao những người theo đạo Phật lại cố chấp, ích kỷ, cố thủ nhiều như vậy? Họ thấy mệt mỏi và sẽ không theo Phật giáo nữa. Đó là lý do vì sao đạo Phật đang dần đi xuống, hay còn gọi là "thời mạt pháp", Đức Gyalwang Drukpa bày tỏ và khẳng định, đạo Phật không phải là tôn giáo để thờ cúng. Ông nhắc lại lời dạy của đức Phật với các đệ tử là hãy "biết đủ", thì mới có hạnh phúc.
Tại toạ đàm, Ngài Gyalwang Drukpa dành thời gian giải đáp nhiều câu hỏi của trí thức, doanh nhân, Phật tử về những thắc mắc khi kiếm tìm trong cuộc sống hằng ngày. Những chia sẻ của Ngài Gyalwang Drukpa tại toạ đàm dự kiến sẽ được Drukpa Việt Nam tập hợp xuất bản thành sách.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm