Thứ năm, 27/06/2024, 11:30 AM

Ngắm vẻ đẹp khác lạ của những ngôi chùa cổ ở miền Tây từ trên cao

Với góc chụp từ trên cao, những ngôi chùa cổ ở miền Tây như chùa Hang (Trà Vinh), chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng) hay chùa Ghositaram (Bạc Liêu)… hiện lên khác lạ.

Tọa lạc tại thị trấn Châu Thành, chùa Hang là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Trà Vinh. Nhìn từ trên cao, kiến trúc ngôi chùa hiện lên lạ mắt. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn.

Tọa lạc tại thị trấn Châu Thành, chùa Hang là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Trà Vinh. Nhìn từ trên cao, kiến trúc ngôi chùa hiện lên lạ mắt. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn.

Chùa Chén Kiểu còn có tên là chùa Sà Lôn, nằm ven QL1A đoạn qua xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ngôi chùa được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2022 ở hạng mục “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo”. Ảnh: Henry Dương

Chùa Chén Kiểu còn có tên là chùa Sà Lôn, nằm ven QL1A đoạn qua xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ngôi chùa được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2022 ở hạng mục “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo”. Ảnh: Henry Dương

Khuôn viên chùa Chén Kiểu khá rộng, có nhiều cây xanh. Nhìn từ trên cao, mái chùa như một tấm thổ cẩm tinh xảo, nhiều họa tiết đan xen đẹp mắt. Ảnh: Henry Dương

Khuôn viên chùa Chén Kiểu khá rộng, có nhiều cây xanh. Nhìn từ trên cao, mái chùa như một tấm thổ cẩm tinh xảo, nhiều họa tiết đan xen đẹp mắt. Ảnh: Henry Dương

Chùa Ghositaram còn được gọi là chùa Cù Lao, được xây dựng năm 1860, tọa lại tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 5km. Ngôi chùa có lối kiến trúc nguy nga, rực rỡ với sắc đỏ và vàng, cùng nhiều hoạ tiết trang trí tinh xảo. Phần mái chùa hình tam giác cân, có ba lớp như hầu hết các ngôi chùa Khmer khác. Ảnh: Henry Dương

Chùa Ghositaram còn được gọi là chùa Cù Lao, được xây dựng năm 1860, tọa lại tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 5km. Ngôi chùa có lối kiến trúc nguy nga, rực rỡ với sắc đỏ và vàng, cùng nhiều hoạ tiết trang trí tinh xảo. Phần mái chùa hình tam giác cân, có ba lớp như hầu hết các ngôi chùa Khmer khác. Ảnh: Henry Dương

Chùa Kh’leang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất trong địa bàn tỉnh. Trải qua nhiều năm tháng, với ý nghĩa lịch sử cùng lối kiến trúc giá trị nghệ thuật còn lưu giữ, chùa Kh’leang đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1990, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Ảnh: Henry Dương

Chùa Kh’leang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất trong địa bàn tỉnh. Trải qua nhiều năm tháng, với ý nghĩa lịch sử cùng lối kiến trúc giá trị nghệ thuật còn lưu giữ, chùa Kh’leang đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1990, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Ảnh: Henry Dương

Chùa Dơi còn được gọi dưới một tên gọi khác là chùa Mã Tộc. Đây là một trong những ngôi chùa lâu năm nhất tại tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3km. Ảnh: Henry Dương

Chùa Dơi còn được gọi dưới một tên gọi khác là chùa Mã Tộc. Đây là một trong những ngôi chùa lâu năm nhất tại tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3km. Ảnh: Henry Dương

Mặt bằng chính điện hình chữ nhật trải dài theo hướng Đông Tây. Phần mái chính điện là một kết cấu đặc biệt, gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau được trang trí hình tượng con rồng ở các góc. Với những công trình kiến trúc độc đáo và khác biệt, chùa Dơi đã được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1999. Ảnh: Henry Dương

Mặt bằng chính điện hình chữ nhật trải dài theo hướng Đông Tây. Phần mái chính điện là một kết cấu đặc biệt, gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau được trang trí hình tượng con rồng ở các góc. Với những công trình kiến trúc độc đáo và khác biệt, chùa Dơi đã được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1999. Ảnh: Henry Dương

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu hơn 10km. Chùa mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, chánh điện chùa Xiêm Cán có hình chữ nhật, có 18 bậc thang để đi lên. Ảnh: Henry Dương

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu hơn 10km. Chùa mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, chánh điện chùa Xiêm Cán có hình chữ nhật, có 18 bậc thang để đi lên. Ảnh: Henry Dương

Ngôi chùa có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất. Ảnh: Henry Dương

Ngôi chùa có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất. Ảnh: Henry Dương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Ảnh 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm