Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/01/2024, 09:25 AM

Ngày Đức Phật thành đạo

Nhớ đêm xuất gia, ngựa Kanthaka (Kiền Trắc) đã đưa Thái tử Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) vượt ba xứ Sakka, Sãva và Vesãlĩ rồi đến mờ sáng ngựa đưa Thái tử vượt qua sông Anoma.

Ngài dừng bước trên bãi cát, cạo tóc để thực thụ có được hình dáng một vị tu sĩ, ngài cầm búi tóc nguyện: “Nếu ta mà đắc được đạo quả Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, thì xin cho búi tóc này không được rơi xuống đất”. Khi ấy có vị trời Đế Thích Sakka đem mâm vàng hứng lấy, rồi cung thỉnh về cõi trời Tavatimsa thờ trong tháp Culemanicetiya (tháp Thờ Tóc). Chắc chắn đây là một điềm ngài sẽ thành đạo. Ngài trở thành Đạo sĩ Gotama (Cồ Đàm).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Phật sử kể: Đêm 14 tháng 4 năm Dậu, Đạo sĩ Gotama (tức Thái tử Sĩ Đạt Ta) có mộng thấy 5 điều sau đây báo trước ngài sẽ đắc Lậu Tận Thông (Lậu Tận Minh), xuất Tam giới Vô minh gia:

1. Ngủ trên mặt đất, gối đầu lên núi Tu Di, tứ chi buông thõng xuống tứ hải (4 biển) (điềm đắc quả Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác);

2. Tranh mọc từ rốn lên đến trời (điềm thuyết pháp cho nhân thiên nghe);

3. Giòi bò từ bàn chân lên đến đầu gối (điềm cư sĩ tứ phương quy ngưỡng hội tụ nghe pháp);

4. Chim bốn phương bay đến với ngài đều trở thành chim màu trắng hết (dân chúng trong 4 giai cấp của xã hội xuất gia theo ngài đều được giải thoát);

5. Kinh hành trên đỉnh núi nơi đây đầy phẫn nhưng không dính chân ngài (ngài thành đạo, được ứng cúng nhưng ngài không ham).  

Gotama bưng mâm vàng của cô Sujàtà con gái ông Senaka, cúng dường thức ăn khi ngài nhập định ở cội cây Nigrodha, quẳng xuống sông Nerãnjarà (Ni Liên Thiền) phát nguyện: “Nếu ta đắc được đạo quả Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác thì xin chiếc mâm này trôi ngược dòng sông; nếu không thì chìm ngay xuống nơi đây”. Chiếc mâm này trôi ngược dòng đến tòa cung điện của Long vương thì chìm xuống va vào ba chiếc mâm của ba vị cổ Phật phát ra một tiếng nổ rất lớn làm Long vương đương an nghỉ, thức giấc nói: “Mới hôm qua có một vị đắc quả Phật, hôm nay lại có một vị nữa”. Đây là một điềm báo trước chắc chắn Đạo sĩ Gotama sẽ đắc đạo quả Thế Tôn.

Khi vị Bà la môn Sotthiya cúng dường Đạo sĩ Gotama 8 bó tranh. Ngài nhận lấy đem trải xuống cội cây Bodhi (Bồ đề), có một điềm báo trước ngài sẽ thu nhận được Phật quả. Lúc trải tranh xuống, Gotama phát nguyện: “Nếu đúng là ta đắc được quả Phật, xin cho một Bảo tọa ứng hiện nổi lên để ta hùng tọa tịnh lự”. Lúc đó, một Bảo tọa cực kỳ trang nghiêm ứng hiện liền (1).

Sau khi thu nạp phẩm vật cúng dường cơm nấu với sữa tươi của cô Sujàtà do người hầu gái Punna mang dâng cúng ở cội cây  Nigrodha, Đạo sĩ Gottama nhập định 49 ngày ở chỗ này.

Đến canh ba, lúc sao Mai mọc, vào ngày cuối cùng (ngày 8 tháng 12 âm lịch), ngài đắc Lậu Tận Minh (Àsavakkhaya Nàna), thành đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Màn vô minh đã được giải tỏa và trí tuệ phát sinh.

Đêm tối đã tan và ánh sáng đến.

Sau khi đắc đạo rồi, đức Thế Tôn nghỉ 7 tuần để an hưởng đạo quả.

Tuần lễ đầu tiên, đức Phật ngồi không lay động dưới tán cây Nigrodha để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát. Trong đêm cuối tuần, ngài xuất thiền và suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên.

Tuần thứ nhì ngài đi về hướng Đông Bắc cách cây Nigrodha một khoảng xa để chăm chú nhìn cây này trọn một tuần không nháy mắt, nhằm để tri ân sâu xa đối với cây Nigrodha vô tri vô giác đã che mưa đỡ nắng cho ngài suốt thời gian chiến đấu để thành đạt đạo quả.

Tuần thứ ba, ngài đi từ chỗ đứng này đến cây Nigrodha.

Tuần thứ tư ngài ngự trong lầu ngọc ở về hướng Tây Bắc cây Nigrodha. Kinh sách ghi nhận rằng khi ngài suy gẫm về lý Nhân Quả Tương Quan, bộ khái luận thứ 7 của Tạng Luận, tâm và thân ngài trở nên hoàn toàn tinh khiết và do đó phát tủa ra một vầng hào quang 6 màu.

Tuần lễ thứ năm, ngài ngự dưới cội Ajapàla chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát.

Tuần lễ thứ sáu, từ cây Ajapàla, đức Phật sang cây Mucalinda và ngự tại đây một tuần để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát.

Tuần thứ bảy, đức Phật bước sang cội cây Ràjayfatana và ở đó chứng nghiệm Quả Phúc Giải Thoát (2).

Đối với chúng sinh, ngày thành đạo của đức Phật thật sự phải được coi là một ngày nhân loại phát hiện ra một con đường tốt đẹp cho con người và cuộc đời. Mà người khai mở con đường đó là đức Thế Tôn. Đức Phật đã quán đạt được vũ trụ nhân sinh, đã phát hiện được căn nguyên khổ đau của con người muôn kiếp, đó là tham dục mê chấp.

Ngày giác ngộ của đức Thích Ca Mâu Ni đánh dấu một nỗ lực lớn lao của nhân loại muôn kiếp trên con đường Giải thoát.

Tuy Phật giáo thế giới và Liên Hiệp Quốc lấy ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch làm ngày lễ chung (Tam hợp, Vesak) của các lễ: Phật đản, Thành đạo, Nhập diệt nhưng đối với Phật giáo Việt Nam, ngày 8 tháng 12 âm lịch vẫn là ngày được ghi nhớ bền chặt vì ngày đó đã đến với dân tộc ta qua nhiều thời đại thăng trầm. Và đến với ý nghĩa như một nhắc nhở cho tăng ni Phật tử cần luôn luôn tỉnh thức để đi lên con đường giác ngộ (3).

Chú thích: 

1. Minh Ngọc, Sự thành đạo của Thái tử Vạn Sự Cát Tường, tạp chí Vạn Hạnh, số 8 ra năm 1966.

2. Narada, Đức Phật và Phật pháp, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb Tôn giáo, 2011.

3. Điệp thư đầu xuân, Tạp chí Vạn Hạnh số 20 ra năm 1967.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm