Asoka - Từ tàn bạo tới thành đạo
Ngày nay, hầu hết người Ấn Độ đều là tín độ đạo Hindu, dù vậy, Phật giáo đã từng trở thành quốc giáo tại quê hương mình sau khi Đức Phật nhập diệt hai hơn thế kỷ. Đó chính là thời kỳ trị vì của đại đế Asoka, một trong những ông vua kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ.
Lúc bấy giờ, chính pháp của Đức Phật được truyền bá rộng rãi khắp đất nước Khổng Tước, thậm chí còn vươn xa đến các quốc gia lân cận. Vua Asoka cai trị vương triều Maurya từ năm 273 đến năm 232 trước công nguyên, đất nước Khổng Tước khi ấy bao gồm một phần Nam Á rộng lớn từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay. Chính vì sự chinh phạt nhiệt liệt và thành công này, vua Asoka còn được mệnh danh là bạo đế. Vậy rốt cuộc điều gì đã thôi thúc vị hoàng đế máu lạnh này biến thành một bản thân khác hẳn và xiển dương đạo pháp của Sakyamuni?
Trước khi trở thành Phật tử, đại đế Asoka đã điều hành nhà nước của mình theo đường lối hết sức khắc nghiệt và thô bạo. Các khung hình phạt mà ông đặt ra được mô tả lại trong sử sách không khác gì địa ngục, những tội nhận luôn bị hành hình theo cách tàn nhẫn. Người đứng đầu vương quốc Khổng Tước thậm chí còn đặt cho nhà giam của mình cái tên “địa ngục trần gian”.
Truyền thuyết kể rằng, có một lần sau khi kết thúc cuộc chinh chiến, vua Asoka cưỡi ngựa dạo quanh phía đông thành phố. Như sự an bài của nhân duyên, vị vua nổi tiếng hiếu chiến lại chứng kiến tàn cuộc thê lương, xác người la liệt, nhà cửa chạy rụi thành tro. Tất thảy hình ảnh hoang tàn đó, đều là hệ luỵ kéo theo sau vó ngựa chồng chéo của Asoka.
Và rồi Asoka không chỉ buông bỏ vũ khí, quy y làm Phật tử, mà còn là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ chủ trương hoà bình triệt để. Nhờ học hỏi theo con đường thức tỉnh của Đức Thế Tôn, Asoka đã đưa triều đại Maurya lên bậc phồn vinh, thái bình thịnh trị.
Triết lý của Đức Phật sau hơn hai trăm năm Ngài nhập diệt đã trở thành quốc giáo của nước Khổng Tước. Giai đoạn chinh phạt chính thức chấm dứt, đường lối thông thương với ngoại bang cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo. Khả quan hơn, vua Asoka điều hành cả vương quốc khổng lồ mà không cần đàn áp, dân lành không bị hà hiếp, càng không dùng vũ lực. Thay vào đó, các đạo luật cực đoan được bãi bỏ, nhà vua trở thành tấm gương tu học Phật pháp và lấy đức hạnh làm trọng.
Hai người con song sinh của Asoka là Mahindra và Sanghamitta cũng đã xuất gia, góp không ít sức lực trong công cuộc truyền bá Phật giáo đến Tích Lan (Sri Lanka ngày nay). Trong chuyến đi của mình, họ đang mang một nhánh của cội Bồ Đề tại Bodhgaya sang trồng tại kinh đô Tích Lan thời điểm đó. Người dân Sri Lanka ngày nay còn tận mắt chứng kiến nhánh Bồ Đề đó sinh sôi thành cây lớn, dù đã hơn 2300 năm sau.
Các công trình khảo cổ đã khai quật được di chỉ bia ký, hay còn gọi là trụ đá mà vua Asoka cho dựng lên để nhiều người lĩnh hội chân lý của Như Lai. Từ đó, hậu thế khẳng định dấu ấn thời kỳ Phật giáo huy hoàng, chói lọi như tâm huyết của đại đế Asoka còn chính xác và chân thực hơn các thư tịch về sự kiện lịch sử.
Hoàng đế Asoka định nghĩa rõ ràng về từ “dharma” (pháp): “Không có nguyên nhân nào làm phát sinh ra tội lỗi khi tràn đầy những hành vi đạo hạnh, lòng thương cảm, bố thí, tính trung thực, sự tinh khiết.” Ngoài ra, còn có rất nhiều các chỉ dụ khác hàm chứa nguyên tắc đạo đức xã hội, có nghĩa tương đồng với kinh cú, nhằm nhắc nhở các giới luật mà tín đồ Phật giáo phải giữ gìn.
Từ hành trình tự giải thoát của vua Asoka, tôi thấu cảm được nội tâm đang dần sáng suốt của chính mình sau thời gian dài tiếp cận triết lý của Đức Phật. Hệt như vị hoàng đế vĩ đại đi từ bản tính bạo quân đến người Phật tử nhân hậu, việc tụng niệm những dòng kinh văn từ bi nhất đã phần nào cải biến được bản thân để thoát ly khỏi cái tôi thực dụng, lãnh cảm. Tinh thần phụng sự của vua Asoka khiến vãn bối như tôi cực kỳ khâm phục, cũng là tấm gương sáng phải phấn đấu noi theo. Còn xa diệu vợi mới nói được đến sự giác ngộ cao cả, nhưng trước hết tôi học được thái độ sống tích cực, tương trợ giữa người với người và lối đối nhân xử thế tinh tế hơn.
Giống như quá trình kiên trì chuyển hoá chính mình của đại đế Asoka, đạo Phật trong trái tim tôi bền bỉ và rực rỡ hơn cả những tia sáng.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Phạm Anh Thư; địa chỉ: 290B/32/25 Dương Bá Trạc, phường 01, quận 08, Tp.HCM.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.
Xem thêm