Nghề hướng dẫn: Xử lý nghịch cảnh dưới góc nhìn Bát Nhã
Hôm trước mồng Bảy tháng Tư, tôi tác nghiệp hướng dẫn theo sự sắp xếp của Công ty Du lịch Hành trình đất Việt cho hai khách người Pháp tên là Bà Chantal và Ông Guy đi tham quan Đại nội Huế sau khi đã ăn sáng Bún bò Huế.
Khách Pháp nói riêng và khách phương Tây nói chung thích khám phá thực tế sau khi đã nghe trình bày lý thuyết. Do đó, theo thông lệ sau khi nghe tôi thuyết giảng về hệ thống nhạc Ngũ âm Cung đình triều Nguyễn, Bà Chantal liền tiến đến khu vực trưng bày nhạc cụ bên trái Duyệt thị đường (nhìn từ ngoài cổng vào) thì bị một con rắn nhỏ xuất hiện cắn vào mép trái bàn chân phải do bà vô tình đạp phải. Đúng là khu vực này nền thảm khá tối, vả lại con rắn lại nhỏ nên Bà Chantal đã 71 tuổi rồi (SN: 1954) không phát hiện được. Theo mô tả của Bà Chantal tôi nghĩ khả năng là rắn Học trò hoặc là rắn Đẻn, đã lợi dụng cửa hông Duyệt thị đường thỉnh thoảng mở để chui vào từ lùm cỏ bên ngoài do tiết trời nóng bức mấy ngày trước đó. Thực tế, thảm nền nhà Duyệt thị đường đã lâu cũ nên không tránh khỏi những kẻ hở nhỏ đủ để cho loài rắn Học trò hoặc rắn Đẻn chui vào ẩn nấp hưởng mát rồi lại chui ra di chuyển tự do trên nền thảm.
Bà Chantal dùng tay nặn máu vết rắn cắn nhưng ra rất ít. Sau đó, tôi đề nghị Bà dừng tour ngay để đến Tiệm thuốc tây gần nhất nhằm sơ cứu rồi đi tour tiếp. Bà Chantal đồng ý. Xong, khi ra đến xe ô tô tôi hỏi lại bà: “Bạn có còn cảm giác đau không?”. Bà trả lời: “Tôi vẫn còn đau trong phạm vi một lóng tay chứ không đau lan ra”.
Dưới góc độ hướng dẫn viên có tâm với nghề sẽ dùng trí tuệ thế gian mà luận và hành: tôi sẽ đưa đến hiệu thuốc nhờ họ sơ cứu và cho thuốc uống rồi tiếp tục đi tham quan luôn cho đủ chương trình hôm đó.
Dưới góc độ hướng dẫn viên có tâm với người sẽ dùng trí tuệ Bát nhã (thuần thiện – vô nhiễm) mà luận và hành: tôi đã khuyên Bà Chantal hủy yêu cầu đến Hiệu thuốc và đưa Bà vào phòng cấp cứu Bệnh viện Quốc tế (BVQT) Huế. Đúng là may cho Bà Chantal và cá nhân tôi: ở BVQT này đội ngũ Bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo đến Chín giờ sáng hôm sau Bà ra viện trong tâm trạng vui vẻ, phấn chấn.
Tranh thủ hai giờ từ 9 đến 11 giờ chờ lấy Hộ chiếu, ký Biên nhận để Bảo hiểm Du lịch bên Pháp thanh toán trọn gói viện phí cho Bà Chantal, tôi đã đưa Bà cùng chồng là Ông Guy đi tham quan tiếp cho đủ các điểm còn lại của hôm qua: Nhà vườn An hiên, Lăng Tự Đức. Riêng Chùa Thiên Mụ tôi đã đề nghị vợ chồng Bà Chantal bỏ vì sẽ có Chùa Linh Ứng ở Bán đảo Sơn trà Đà nẵng rồi. Họ vui vẻ chấp nhận rồi cùng tôi quay lại BVQT Huế hoàn tất thủ tục trước khi rời thành phố Mộng nhằm hướng đèo Hải Vân trực chỉ.

Sau cùng, đến tham quan Chùa Linh Ứng, nhìn tượng Phật Bà cao ngút trời, Ông – Bà Guy – Chantal choáng ngợp trước vẻ hùng vĩ của bức tượng.
Tôi hỏi: Bạn có thấy bình nước trên bàn tay của Phật Bà không?
Khách trả lời: Thấy chứ.
Họ lại hỏi: Bình nước chứa gì thế?
Tôi trả lời: Bình đó chứa nước Cam lồ mà không phải ai cũng đón uống được
Khách lại hỏi tôi: Bạn uống được không?
Tôi trả lời: Được
Khách hỏi: Tại sao được?
Tôi trả lời: Tôi uống được nước Cam lồ đó gọi là Từ bi Tam muội (tình thương liên tục trong từng giây). Bởi vì: tôi tham mà không lạm (thái quá) bằng cách rèn lối sống tối giản, biết đủ; tôi sân mà không hận bằng cách rèn lối nói to rõ, không văng tục khi bốc đồng rồi sau đó quên luôn chứ không ấm ức để trong lòng rồi tìm cách trả đũa; tôi si mà không mê bằng cách rèn trí Bát nhã để thấy rằng: sự yêu thích của tôi từ nhỏ là Anh ngữ nhưng vì nghịch cảnh không kiếm được tấm bằng Đại học tiếng Anh lúc còn trẻ (1996) thì tôi vẫn sống tốt (thiện) và không bị cuốn theo trần cảnh xô bồ (vô nhiễm) để rồi phấn đấu đạt được bằng II tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ tiếng Anh 2013 – 2016, sau hai mươi năm phấn đấu; tôi không nghi mà luôn vững tin vào bản thân như một hải đảo tự thân: biết sống Độc lập – Tự do tự tại rồi Hạnh phúc sẽ đến như chính Tự do – Công bằng – Bác ái mà nước Pháp các bạn có được vậy; tôi không kiêu mạn mà chỉ tự hào về bản thân bởi tôi biết khiêm cung và dũng cảm cuối đầu để buông hết: thái lạm – hận thù – mê dại – đa nghi – kiêu ngạo.
Cuối cùng, trí tuệ Bát nhã và tấm lòng Từ bi Tam muội đã giúp tôi đủ sáng suốt giải nguy cho khách mà cũng tạo ra trải nghiệm kiến thức vô cùng mới mẻ đối với họ. Ngoài tiền tip lúc chia tay ra, khách vô cùng cảm ơn sự thịnh tình của hướng dẫn viên như tôi. Ông Bà hứa sẽ về Pháp giới thiệu với bạn bè Pháp đến Việt nam nhiều hơn nữa. Đó cũng là một tín hiệu quý báu hòa được vào nhịp điệu bang giao hai nước Pháp – Việt vừa nâng tầm quan hệ lên mức: Đối tác chiến lược toàn diện.
Mừng thay cho Tổ quốc hình chữ S thân thương!
Huế, Trung tuần tháng 11 – 2025,
Cẩn ghi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nghề hướng dẫn: Xử lý nghịch cảnh dưới góc nhìn Bát Nhã
Phật pháp và cuộc sống
Hôm trước mồng Bảy tháng Tư, tôi tác nghiệp hướng dẫn theo sự sắp xếp của Công ty Du lịch Hành trình đất Việt cho hai khách người Pháp tên là Bà Chantal và Ông Guy đi tham quan Đại nội Huế sau khi đã ăn sáng Bún bò Huế.

An sinh tinh thần
Phật pháp và cuộc sống
Trong nhiều năm gần đây, Well-Being (hạnh phúc, an sinh tinh thần) đã trở thành một khái niệm trung tâm trong nghiên cứu học thuật, chính sách công và truyền thông tiêu dùng.

Vì sao thành phố New York (Hoa Kỳ) đặt tên đường Thích Nhất Hạnh?
Phật pháp và cuộc sống
Việc thành phố New York đặt tên đường “Thích Nhất Hạnh Way” không chỉ là sự tôn vinh cá nhân Thiền sư, mà còn ghi dấu những di sản tinh thần vô giá mà ngài đã để lại cho thế giới về chánh niệm, hòa bình và chuyển hóa xã hội.

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa
Phật pháp và cuộc sống
Giữa cuộc sống xô bồ và đầy biến động, đôi khi chúng ta quên mất rằng, sự sống là điều thiêng liêng nhất. Người ta thường ví mạng người như ngọn đèn trước gió, mong manh và dễ tắt. Và trong khoảnh khắc sinh tử ấy, nếu ai đó giang tay cứu lấy một kiếp người, thì ân đức đó chẳng khác nào thắp lại ánh sáng giữa màn đêm mịt mùng.
Xem thêm