An sinh tinh thần

Trong nhiều năm gần đây, Well-Being (hạnh phúc, an sinh tinh thần) đã trở thành một khái niệm trung tâm trong nghiên cứu học thuật, chính sách công và truyền thông tiêu dùng.

Là người nghiên cứu về Well-Being trong lĩnh vực du lịch và hành vi tiêu dùng, bản thân cũng chứng kiến một sự dịch chuyển rõ rệt: thay vì hỏi người tiêu dùng có hài lòng không, có định mua không, giờ người ta hỏi họ có cảm thấy hạnh phúc không, trải nghiệm có thực sự nâng cao chất lượng sống không.

Thoạt nhìn, đây là một bước tiến nhân văn. Nhưng khi quan sát kỹ, ta sẽ dễ dàng nhận thấy những người nói nhiều nhất về Well-Being thường là người giàu, có thời gian để sống chậm, có tiền để “healing” (chữa lành) ở resort sinh thái sang trọng, để “detox” (cai nghiện) khỏi mạng xã hội. Họ thực hành thiền chánh niệm giữa không gian thiên nhiên đắt đỏ, đi “slow travel” (du lịch chữa lành) như một cách sống có ý nghĩa.

An sinh tinh thần 1

Các thương hiệu và nhà tiếp thị bắt đầu nghiên cứu và đưa ra “ngưỡng tiêu dùng tối ưu để có Well-Being”, từ đó phát triển các dòng sản phẩm mang nhãn “chánh niệm”, “bền vững”, “tốt cho sức khỏe tinh thần”. Bạn không còn mua vì khoái cảm, mà vì “giá trị sống”. Bạn tiêu dùng ít hơn, nhưng tinh tế và đắt hơn. Thực chất, tiêu dùng vẫn diễn ra, chỉ là dưới một hình thức mới - đạo đức hơn, thanh tao hơn, và... vẫn sinh lời.

Phật giáo thường được viện dẫn như một con đường hướng đến Well-Being không vật chất: sống tối giản, biết buông bỏ, giảm ham muốn. Nhưng vấn đề cốt lõi là: xã hội hiện vẫn đang vận hành dựa trên ham muốn, phân tầng, thể hiện bản thân. Well-Being, một khi bị nhúng vào hệ thống ấy, cũng trở thành sản phẩm - thứ để sở hữu, để chứng minh lối sống “có ý thức”, để phân biệt mình với người khác.

Tôi không tin rằng một hệ thống xây dựng trên sự bất bình đẳng, so sánh và thúc đẩy tiêu dùng liên tục có thể mang lại Well-Being thực thụ cho số đông.

Theo các chuyên gia từ Đại học Oxford, Well-Being là sự tổng hòa của sức khỏe thể chất (physical health), sức khỏe tinh thần (mental health) và sự hài lòng với cuộc sống. Người có Wellbeing là người khỏe mạnh, sống có mục đích, ý nghĩa, có sự kết nối với xã hội và cân bằng được cảm xúc xã hội cũng như những căng thẳng trong cuộc sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

An sinh tinh thần

Phật pháp và cuộc sống 14:04 13/04/2025

Trong nhiều năm gần đây, Well-Being (hạnh phúc, an sinh tinh thần) đã trở thành một khái niệm trung tâm trong nghiên cứu học thuật, chính sách công và truyền thông tiêu dùng.

Vì sao thành phố New York (Hoa Kỳ) đặt tên đường Thích Nhất Hạnh?

Phật pháp và cuộc sống 11:15 13/04/2025

Việc thành phố New York đặt tên đường “Thích Nhất Hạnh Way” không chỉ là sự tôn vinh cá nhân Thiền sư, mà còn ghi dấu những di sản tinh thần vô giá mà ngài đã để lại cho thế giới về chánh niệm, hòa bình và chuyển hóa xã hội.

Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa

Phật pháp và cuộc sống 10:43 13/04/2025

Giữa cuộc sống xô bồ và đầy biến động, đôi khi chúng ta quên mất rằng, sự sống là điều thiêng liêng nhất. Người ta thường ví mạng người như ngọn đèn trước gió, mong manh và dễ tắt. Và trong khoảnh khắc sinh tử ấy, nếu ai đó giang tay cứu lấy một kiếp người, thì ân đức đó chẳng khác nào thắp lại ánh sáng giữa màn đêm mịt mùng.

Xúc động với chia sẻ của nhạc sĩ - Phật tử Nguyễn Văn Chung về mẹ

Phật pháp và cuộc sống 19:56 12/04/2025

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khiến nhiều người không khỏi xúc động khi đọc những dòng tâm sự của anh về người mẹ quá cố trên Facebook.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo