Nghe pháp có lợi lạc gì?
Pháp chính là cách thức, con đường, phương pháp, đạo lý để khai mở sự u mê của tâm thức, có khả năng chuyển hóa khổ đau để nhận thấy sự an lạc, giải thoát. Chính vì thế, là người Phật tử khi có pháp hội thì nên đến để nghe thường xuyên.
Khi nghe pháp thường xuyên, chúng ta sẽ được nghe những điều chưa nghe thấy, hiểu được nhiều điều trong cuộc sống. Cụ thể có nhiều điều mình chưa biết nhưng được nghe quý Thầy giảng pháp sẽ khiến bạn hiểu thêm.
Lưu ý, khi Phật tử đi nghe giảng pháp cần có tâm quý kính, khát khao, thấy hạnh phúc, thích thú thì pháp mới vào dễ. Qua những buổi giảng pháp, quý Thầy đưa đến cho các Phật tử nhiều kiến thức giá trị, nhiều lợi ích về mặt tu tập, về tâm linh, tri thức trong cuộc sống.
Ngoài ra, khi nghe pháp còn đem đến lợi ích là hướng con người đến những hành động tốt đẹp. Bạn sẽ cảm thấy hiểu rõ hơn những điều còn chưa rõ ràng, sáng tỏ những điều mình đã nghe, đã biết. Từ đó giúp chúng ta khai mở trí tuệ, tỏ ngộ chân tâm, vững bước con đường học Phật.
Mỗi người khi nghe chánh pháp sẽ luôn hướng đến hành động thiện lành, tốt đẹp, làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Bạn sẽ xóa tan những ý nghĩa xấu xa, sầu muộn mà luôn hướng về điều thiện, điều tốt đẹp.
Khi chưa hiểu pháp, chưa thấy được lợi ích của việc tu tập thì có thể chúng ta sẽ hoài nghi Phật Pháp. Tuy nhiên, nếu bạn thành kính nghe pháp thì những điều hoài nghi sẽ dần được dứt trừ. Nhờ thường xuyên nghe giúp đoạn trừ nghi ngờ cho bản thân, tăng thêm lòng tin vào Phật pháp.
Cuối cùng, lợi ích của nghe pháp chính là giúp cho tâm mình được tịnh tín, sạch, lòng tin đầy đủ. Chúng ta tin tưởng vào pháp giáo của Phật không một chút nghi ngờ thì công đức mới viên mãn. Còn khi niềm tin nhuốm màu thế tục, có sự tính toán, sự tham, sân thì công đức chưa thành.
Nghe pháp để có nhận thức đúng đắn về Chánh pháp là một trong những nhiệm vụ cơ bản của người con Phật. Trong năm lợi ích của nghe pháp mà Phật đã nêu trên không ngoài mục đích nghe để hiểu, hiểu để tin và tin hiểu để thực hành. Một Phật tử nếu chỉ đơn thuần có niềm tin vào Tam bảothì chưa đủ, ngoài niềm tin thì bắt buộc phải có sự hiểu biết chính xác, sâu sắc về giáo pháp. Vì rằng, niềm tin theo quan điểm của Thế Tôn phải là tịnh tín, tức do hiểu biết mới có niềm tin. Nếu tin mà không hiểu thì đồng nghĩa với sự phỉ báng, là mê tín. Do vậy, người con Phật phải thường xuyên nghe pháp; nghe pháp để tu học nhằm hoàn thiện tự thân và để hoằng pháp lợi sanh.
Ngày nay, để tiếp cận và học tập giáo lý của Đức Phật có vô số phương tiện. Tuy nhiên, nghe pháp vẫn là phương tiện tối thắng vì có tính trực quan, rất sinh động, đặc biệt là thính chúng có thể thảo luận trực tiếp với người giảng pháp để trực nhận chân lý. Vì thế, người Phật tử phải thường xuyên nghe pháp để phát huy nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn về giáo lý, phá tan những nghi hoặc, thành tựu niềm tin Tam bảo vững chắc, không thối chuyển.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm