Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/01/2020, 15:00 PM

Nghệ thuật tạo tác tượng Phật Việt Nam

Theo PGS-TS Trang Thanh Hiền, tượng Phật Việt Nam có những quy tắc nhận diện nhất định, nhưng cũng rất gần với đời sống và nhân tướng học của người Việt.

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về tượng Phật 

Muôn màu muôn vẻ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PGS-TS Trang Thanh Hiền đã mất 5 năm để viết cuốn sách Nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt (NXB Hà Nội). Trong những năm đó, bà đi rất nhiều ngôi chùa, chụp hình, đo vẽ lại những bức tượng Phật để phân loại, phân tích. Tượng đá, tượng đồng, tượng gỗ mít, tượng đắp đất tô màu... đều là đối tượng khảo sát của bà. “Tôi phải có đủ tư liệu ghi chép để phân tích đủ kiểu, đọc ra được chuẩn tắc trong tạc tượng để sau này trùng tu không chệch khỏi những gì đã trở thành di sản cha ông”, bà Hiền nói.

Bài liên quan

Chính vì thế, trong cuốn sách của bà Hiền có thông tin về hệ thống tượng Phật trong chùa, sơ đồ vị trí của chúng. Cũng có cả những khái niệm để người xem hình dung rõ hơn nguồn gốc của các chi tiết tạo hình trên tượng. Chẳng hạn, bà Hiền giải thích về ấn chuẩn đề, bảo tháp, bánh xe pháp luân, vỏ ốc, bảo bình, vành hào quang, các dạng bệ tượng như sư tử đội đài sen, rồng đội đài sen...

Sách cũng cho thấy “dòng chảy” của tượng qua nhiều thời kỳ. “Thời Lý, tượng thường được chạm khắc bằng đá với kích thước lớn. Thời Trần thì chất liệu đồng được ưa chuộng. Giai đoạn này Phật giáo được xem là quốc giáo, nên việc dựng chùa, tạo tượng thường do triều đình bỏ tiền ra hưng công. Do đó, chất liệu sử dụng cũng là chất liệu bền vững, trau chuốt, tỉ mỉ. Từ sau thời Mạc, với sự thay đổi của hình thức kiến trúc ngôi chùa Việt, truyền thống tượng đá vẫn tiếp tục nhưng điêu khắc gỗ bắt đầu phát triển mạnh hơn. Kỹ thuật chạm khắc gỗ và sơn thếp tượng Phật cũng đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ 17 - 18”, bà Hiền phân tích.

Cũng theo bà Hiền, trong lịch sử phong kiến, khi vua, chúa bỏ tiền ra hưng công chùa chiền thì diện mạo của ngôi chùa cũng khác hẳn với điêu khắc và kiến trúc đồng bộ, đẹp đẽ. Với chùa làng, chùa dân, chất lượng tượng phụ thuộc vào làng đó giàu - nghèo, thịnh - suy ở từng giai đoạn.

Nghệ nhân tạo nên bản sắc Việt

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bà Hiền cũng tham khảo các sách về tạo tác tượng Phật xưa. Hiện chúng còn sót lại không nhiều, chủ yếu là chữ Hán - Nôm. Sách thường đề cập ba nội dung. Một là cách thức họa và tạc các pho tượng. Hai là cách thức bài trí đàn cúng Phật, có sơ đồ cụ thể cho các đàn cúng. Ba là các nghi thức an tượng, điểm nhãn, các bài kinh tán tụng dùng trong nghi thức này. Căn cứ nội dung của sách, ta thấy để tạo tác được một pho tượng Phật, thì người nghệ nhân phải thông thạo khá nhiều lĩnh vực ngoài kỹ thuật tạo tượng như toán học, thuật hình học và cả nhân tướng học. “Tỷ lệ được sử dụng trong các sách chủ yếu là sử dụng đơn vị đo của dân gian. Các đơn vị như ngón, thốn, túc là tỷ lệ đo đạc trong thực hành châm cứu Đông y”, bà cho biết.

Bài liên quan

Tuy nhiên điều thú vị nhất, theo bà Hiền, là những cuốn sách này không được phổ biến trong các làng nghề dù đã từng được sử dụng. Một khảo sát cho thấy nghệ nhân ở làng Sơn Đồng (Hà Nội) từng tạc những mẫu tượng trong sách Diên Quang Tam Muội tạo tượng kinh, song lại chưa bao giờ thấy sách. “Việc không phổ biến sách tạc tượng trong các làng nghề chứng tỏ vai trò của các nghệ nhân trong việc tạo tượng Phật là rất quan trọng. Vai trò này đã tạo nên bản sắc của tượng Phật Việt Nam. Chỉ có vài cuốn đã từng trở thành cẩm nang làng nghề. Khi việc tạo tác thành thạo, người ta bỏ sách để truyền miệng, truyền tay. Chính sự truyền miệng, truyền tay đã khiến việc tạo tác tượng có nhiều thay đổi”, bà Hiền phân tích.

Cũng theo bà Hiền, chính do lối thức truyền nghề này mà điêu khắc Phật giáo Việt, dẫu có ảnh hưởng từ điêu khắc Phật giáo Trung Quốc từ hệ thống sách vở thì cũng đã Việt hóa những nguyên tắc đó thành công thức riêng của người Việt để tạo tượng Phật Việt. “Các hình tượng điêu khắc trong chùa Việt hiện ra với các nhân tướng khác nhau là phản ánh đời sống và nhân sinh quan người Việt. Từ những kiếp người khổ đau gầy trơ xương đến những vị sung sướng béo tốt bụng phệ; từ những đứa trẻ sơ sinh đến vua, quan, lính dân... đều hiện diện. Trong đó, nổi bật nhất là hình tượng người mẹ Việt trong các pho tượng Quan âm, Bồ tát, Quan âm Thị Kính, Quan âm tống tử...”, bà Hiền nói.

Bà Hiền nhận định rằng công nghệ in ba chiều hiện nay đã giúp người ta có thể làm tượng giống y như đúc. Tuy nhiên, điều đó không mang lại cảm xúc cho các bức tượng cần phục dựng. Chính vì thế, cuốn sách này ra đời để người làm tượng hiểu hơn thẩm mỹ của ông cha và nối nghề.

Nguồn: Báo Thanh Niên 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm