Bí ẩn 7 viên xá lợi được phát hiện trong tro cốt một nữ chân tu
Việc sư cô Huệ Tánh (tại chùa Cái Bầu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) và 7 viên xá lợi được các đệ tử phát hiện trong tro cốt sau khi hỏa táng đã trở thành một câu chuyện khá hi hữu. Câu chuyện đã thu hút đông đảo Tăng ni, Phật tử ở khắp mọi nơi về chiêm bái.
>>Những giáo lý Phật giáo đáng suy ngẫm
Bí ẩn 7 viên xá lợi diệu kỳ của Sư cô Huệ Tánh
Theo quan điểm đạo Phật, xá lợi là tinh hoa được đúc kết bằng công hạnh thiền định và lòng từ bi cứu khổ độ sanh của các vị chân tu mà thành. Vì thế, việc để lại xá lợi thường được tìm thấy ở các vị thiền sư có khoảng thời gian tu hành hàng chục năm. Tuy nhiên, việc sư cô Huệ Tánh chỉ với 18 năm tu hành sau khi viên tịch có để lại xá lợi, không chỉ là điều hy hữu trong đạo Phật mà khiến các Tăng ni, Phật tử xôn xao trong một thời gian dài.
Chùa Cái Bầu hay còn gọi Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm là nơi dành riêng cho các vị nữ Tăng tĩnh tâm tu dưỡng. Tại đây, sư cô Huệ Tánh sau khi trải qua quá trình tu hành khổ hạnh, đắc đạo đã về với cõi phật.
Ni sư Huệ Tâm tại chùa Cái Bầu cho biết: Khi Sư cô Huệ Tánh về với cõi cực lạc, nét mặt vẫn hiện rõ niềm hạnh phúc. Sư cô vẫn cố gắng nở nụ cười với chúng đệ tử trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Trước khi mất Sư cô Huệ Tánh từng căn dặn đệ tử: duyên thiền định của ta ở cõi tạm đã hết, vì thế khi ta mất mọi người không được khóc. Có như vậy, linh hồn mới sớm được siêu thoát. Việc sư cô Huệ Tánh mất đã được nhà chùa tổ chức tang lễ bình thường như các vị Sư cô khác, tuy chỉ có điều sau ba ngày viên tịch, thi thể của Sư cô vẫn hồng hào lạ thường và tựa như người đang nằm ngủ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Sư cô Huệ Tánh mất vào ngày 4/10/2012, hưởng thọ 51 tuổi với 18 năm tuổi đạo. Sau khi được các đệ tử cùng các vị Tăng ni, Phật tử ở khắp nơi về tụng kinh, niệm phật trợ duyên, Thiền viện đã tổ chức tang lễ và hỏa táng cho sư cô tại Đài hóa thân An Lạc Viên (Cẩm Phả, Quảng Ninh).
Điều kỳ lạ đã xảy ra sau khi gom tro cốt của Sư cô Huệ Tánh các đệ tử chùa Cái Bầu đã bất ngờ phát hiện ra những vật “lạ” có nhiều màu sắc. Với 7 chùm nhỏ kết dính lại với nhau, có chùm to bằng nửa đốt ngón tay. Mọi người đều cho rằng đó chính là “báu vật” xá lợi mà Sư cô để lại cho đời.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự (HĐTS); Trưởng Ban Phật giáo quốc tế, TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG): Trong tu hành, việc tu hành công phu, thiền định, niệm Phật, đạt đến công năng nhất định, giữ tâm thanh tịnh, thì sẽ để lại những gì tinh túy nhất, cái mà tinh túy kết tinh đó sau khi hỏa thiêu, thuật ngữ gọi là trà tỳ, kết tinh đó được gọi là xá lợi, nhưng ai tu hành đạt được mức độ đó đều có thể để lại xá lợi.
Ni sư Huệ Tâm tâm sự: “Xá lợi của sư cô để lại là việc vô cùng hiếm có. 7 viên xá lợi ấy chính là thành quả tu tập cả đời của Sư cô. Vì thế, lưu giữ xá lợi tại chánh điện nhằm nhắc nhở các đệ tử noi theo tinh thần tu hành, một đời hóa độ sinh, để xứng đáng là những người đệ tử chân chính của Đức Phật”.
7 viên xá lợi thấy có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, lam, tím, xanh ngọc. Lý giải về việc xá lợi có nhiều màu sắc khác nhau khi chiêm bái, Đại đức Thích Chơn Phương trụ trì chùa Viên Đình, Hà Nội cho rằng, ngay bản thân các xá lợi đã được tích tụ dựa trên Năng lực Thiền định và Năng lượng mặt trời và nó tiềm ẩn như lực từ trường của vũ trụ có trong thiên nhiên.
Vì thế, khi chiêm bái chúng ta thấy các màu sắc khác nhau của xá lợi đó còn phụ thuộc vào năng lực tiềm ẩn bên trong của mỗi người khi kết hợp với hai năng lực trên. Năng lực của chúng ta có được hay không còn phụ thuộc vào năng lực tu học, lòng hiếu hạnh vị tha như Đức kham nhẫn (là phương pháp nhẫn nhịn, kham nhẫn, chịu đựng mọi chuyện trên đời - PV).
Do vậy, có người chiêm bái xá lợi thấy có màu xanh, người khác lại thấy màu vàng... Cũng theo Đại đức Thích Chơn Phương, thường là các vị nam chân tu, khi tu hành đạt đến cảnh giới nhất định của đạo Phật mới để lại xá lợi sau khi viên tịch. Vì thế, việc một sư cô để lại xá lợi là vô cùng quý giá và hiếm có.
Như vậy việc hình thành xá lợi có thể là sự kết hợp của cả ba giả thuyết: ăn chay và ngồi thiền; sỏi bệnh lý; và sự tinh thể hóa xương khi điều kiện hỏa táng phù hợp.
Theo TS. Đỗ Kiên Cường, đây là giả thuyết thuyết phục nhất mà chúng ta có hiện nay. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tính “may rủi” của sự kết hợp này: Đó là một quá trình ngẫu nhiên mà sự xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố đôi khi không kiểm soát được. Có lẽ vì thế mà không phải vị cao tăng nào cũng có xá lợi.
Sư cô Huệ Tánh bén duyên tu hành ngay từ nhỏ
Sư cô Huệ Tánh, tên thật là Nguyễn Thị Hương (Sinh năm 1962 tại xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) trong một gia đình có truyền thống gia giáo. Ngay từ nhỏ, Sư cô đã theo mẹ đến các tịnh xá ở gần nhà để đọc kinh và nghe thỉnh giảng đạo pháp. Cũng chính từ những ngày theo chân mẹ, Sư cô Huệ Tánh đã thấu hiểu và sớm giác ngộ đạo Phật. Tuy nhiên, phải đến năm 1989 khi duyên lành đã chín, Sư cô được sự chấp thuận của gia đình và tình nguyện phát tâm xuất gia tại Thiền viện Huệ Chiếu, huyện Tân Thành với pháp danh là Thích Nữ Huệ Tánh.
Theo Ni sư Huệ Tâm, sau 18 năm tu hành tại chùa Thiền viện Huệ Chiếu, năm 2007 Sư cô Huệ Tánh theo chân sư phụ của mình ra miền Bắc mở Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm tại Vân Đồn, Quảng Ninh. Trong những năm đầu xây dựng khó khăn, vất vả, Sư cô Huệ Tánh cùng với sư phụ và các Tăng ni, Phật tử khác đã đem hết tâm lực của mình, không quản ngại khó khăn hết lòng phục sự cho việc xây dựng Tam Bảo.
Theo lời kể của ni sư Huệ Tâm, cuộc đời chân tu của sư cô Huệ Tánh là một hành trình dài đầy khắc khổ. Mặc dù thời gian bén duyên với đạo Phật không dài nhưng Sư cô lại sớm giác ngộ và đắc đạo. “Có lẽ, chính cuộc đời chân tu ngộ đạo của sư cô cùng với hành trình hành thiện, học đạo không mệt mỏi của người đã tạo ra những điều đặc biệt và kỳ lạ. Điều đặc biệt ấy chính là 7 viên xá lợi mà người đã để lại cho đời sau khi viên tịch”.
Câu chuyện về cuộc đời tu hành khổ hạnh của Sư cô Huệ Tánh cùng với 7 viên xá lợi kỳ diệu ở chùa Cái Bầu không còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, điều lạ kỳ là sư cô Huệ Tánh chưa phải là Thiền sư nhưng lại để lại xá lợi sau khi viên tịch là một điều khó lý giải. Nhưng Đại đức Thích Trường Xuân cho rằng, theo quan niệm nhà Phật, chỉ cần là nhà tu hành khi sống không làm khổ mình, khổ người, trạng thái của họ thanh thản, an lạc và vô sự mà đức Phật gọi là nhập “bất động tâm định. “Bất động tâm định” chính là một trong Tứ Diệu Đế tức là Niết Bàn… thì khi viên tịch thường sẽ để lại những dấu hiệu lạ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm