Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/12/2017, 10:03 AM

Nghiệm về sự ứng nghiệm của "nghiệp" (*)

Nói đến nghiệp nhân quả báo thì muôn hình vạn trạng, và những nghiệp như thế thì thật là nhiều vô lượng vô biên. Chúng ta cũng thường hay nhìn thấy có nhiều người thì những nghiệp quả này cứ trổ ra dồn dập giống như sóng trào vậy. Cơn sóng này vừa qua đi lại đến cơn sóng khác tiếng tục xô vào. Nhưng cũng có không ít người xem ra dường như rất an nhàn, không có oan trái, vậy có phải là nhân quả không công bằng hay không? Không phải vậy, cổ đức có câu: "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát".

Chúng ta từ trước đến nay luân hồi trong sáu nẻo, mỗi đời đều là gây tạo các nghiệp oan trái, hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ cho đến việc lớn, có thể nói là nhiều vô lượng vô biên. Cho nên khi ta tu hành niệm Phật, tuy là có công đức cũng tiêu trừ được phần nào các ác nghiệp. Nhưng các nghiệp vẫn chưa tan hẳn, nên tất phải lần lượt đền trả như:

Người thường hay đau yếu bệnh tật, hoặc tàn tật đều là do đời trước đã tạo nghiệp sát sinh hại mạng quá nhiều.

Người bị nhiều tiếng thị phi khen chê, mà đa phần đều là chê nhiều hơn khen, là do đời trước ỷ thông minh quyền thế xem rẻ người khác, hoặc là đã tạo các nghiệp huỷ báng.

Người bị nghèo khổ thiếu hụt là do đời trước không có lòng thường xót đối với kẻ bần cùng, không chịu bố thí cứu giúp người nghèo khó.

Người bị gông cùm tra khảo, bị tù đày là do đời trước hay trói buộc đánh đập hoặc nuôi nhốt chúng sinh.

Kẻ bị cô độc lẻ loi, trong cuộc sống không người trợ giúp là do đời trước không có hoan hỷ kết duyên với mọi người...
 
Nói đến nghiệp nhân quả báo thì muôn hình vạn trạng, và những nghiệp như thế thì thật là nhiều vô lượng vô biên. Chúng ta cũng thường hay nhìn thấy có nhiều người thì những nghiệp quả này cứ trổ ra dồn dập giống như sóng trào vậy. Cơn sóng này vừa qua đi lại đến cơn sóng khác tiếng tục xô vào. Nhưng cũng có không ít người xem ra dường như rất an nhàn, không có oan trái, vậy có phải là nhân quả không công bằng hay không? Không phải vậy, cổ đức có câu: "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát".

Nhân quả là luôn công bằng, một khi đã gieo nhân rồi thì dù sớm hay muộn cũng tất sẽ có quả. Những người xem qua dường như rất an nhàn này chưa hẳn là không có quả báo, chẳng qua là thời tiết nhân duyên để đền trả chưa đến mà thôi.

Cho nên, ngày nay chúng ta tu hành khi bị oan trái kéo đến, chúng ta cần nên an lòng nhẫn chịu và kiên tâm đền trả, không nên oán trách buồn phiền, không nên không cam tâm. Vì dù ta có oán thán, có không cam tâm, có buồn phiền cũng chẳng thể xoay trở được điều gì cả, chẳng thể không đền trả nghiệp báo, chẳng thể hoá hung thành lành, chẳng thể hoá họa thành phước. Thay vì cứ mãi buồn khổ oán than, sao ta không nhân cơ hội này mà tự thức tỉnh lấy ta, mà nhận thức rõ ràng hơn về nhân quả nghiệp báo, mà nhìn thật kỹ cuộc đời này hơn, để rồi lấy đó làm động lực cho ta tu tập để sớm ngày lìa khổ được vui?

Thi sĩ Nguyễn Du có lẽ đã nhìn thấu rõ được cuộc đời, thông tỏ lý nhân duyên quả báo, nên mới có câu:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa".
Lời này quả thật là không sai!

Trích “Niệm Phật Thập Yếu”

Hòa thượng Thích Thiền Tâm
Chú thích: (*): Tiêu đề do BBT đặt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm