Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghiên cứu: Tại sao Phật giáo gần như biến mất khỏi Ấn Độ

Vì sao một đất nước phát triển Phật giáo rực rỡ như Ấn Độ, mà giờ đây số người theo đạo Phật chỉ chiếm 2% dân số?

Kiến thức dễ hiểu về Phật giáo

Vào khoảng năm 525 trước Jésus, Đức Phật đã tiên đoán trước:“Hai ngàn năm trăm năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới, nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo từng là một trào lưu tinh thần chính yếu, suốt cho đến thế kỷ thứ X. Tại sao lại xảy ra như thế?

Sau đây là lời giải đáp của Ông Philippe Cornu - Chủ tịch Đại học Phật giáo Châu Âu.

Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại Học Phật Giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp. Ông cũng là một học giả uyên bác về Phật giáo, dịch nhiều kinh sách từ các tiếng Tây tạng, Trung hoa... đồng thời ông cũng trước tác, viết báo và giảng dạy về Phật giáo. Một trong những công trình đáng kể của ông là quyển Tự điển bách khoa Phật giáo.

Sau đây là một bài báo ngắn do nữ ký giả Cathérine Golliau phỏng vấn ông, đăng trên một tờ tạp chí lớn của nước Pháp là Le Point (số ngoại lệ với chuyên đề về nên Văn minh Ấn độ, số 3 tháng 7 và 8, năm 2008).

Báo Le Point : Phải định nghĩa Phật giáo như thế nào ?

P. Cornu : Đó là con đường tâm linh nhắm mục đích tự giải thoát khỏi vô minh và lầm lẫn, nguồn gốc đưa đến khổ đau, và giúp đạt được Giác ngộ, tức một thể dạng lột trần được mọi ảo giác, và từ thể dạng đó sự thực tối thượng sẽ hiển hiện. Người ta thường xem Phật giáo là một tôn giáo, trong chiều hướng Phật giáo chủ trương một con đường đạo đức, một luận thuyết triết học, đề nghị những nghi lễ và cách thức tu tập tinh thần trong mục đích giải phóng con người : vì thế cần phải đặt lòng tin nơi Đức Phật để bước vào con đường ấy. Tuy nhiên Đức Phật không phải là một vị trời, và Đạo Phật, còn gọi là Bouddha-darma (Đạo Pháp của Đức Phật) không phải là một tôn giáo thờ trời, theo ý nghĩa một vị trời sáng tạo.

Báo Le Point : Có phải đấy là một phản ứng chống lại Đạo Bà-la-môn hay không?

P. Cornu : Đức Phật xuất hiện vào một thời điểm mà các bản kinh Vệ-đà của Đạo Bà-la-môn bị chỉ trích là chỉ biết chú trọng đến nghi lễ, một số người không chấp nhận khía cạnh ấy của Đạo Bà-la-môn đứng ra soạn thảo các kinh điển mới gọi là Upanisad, các kinh này quan tâm nhiều hơn đến sự giải thoát cá nhân. Con đường của Đức Phật nằm trong bối cảnh diễn tiến đó của kinh điển Upanisad, tuy nhiên tính cách đặc thù trong luận lý và kinh nghiệm của Đức Phật khác hẳn các hình thức cải tiến của Đạo Bà-la-môn qua các kinh điển Upanisad như vừa kể.

Báo Le Point : Đâu là những khác biệt chính yếu cho thấy những điểm trái ngược giữa hai trào lưu đó?

P. Cornu : Trọng tâm trong những lời giáo huấn của Đức Phật là tính cách vô thường của tất cả mọi sự vật, sự kiện không hề có một “cái ngã” trường tồn, và những gì mà thông thường người ta gọi là sự tương liên hay là sự tương tạo dựa vào nhiều điều kiện, nguyên tắc ấy cho thấy mọi hiện tượng chỉ có thể hiện hữu bằng cách liên đới với nhau, những hiện tựng này làm điều kiện giúp cho những hiện tượng khác hiện hữu.

Tham vọng muốn kiểm soát mọi vật thể và lòng ước mong chận đứng, bằng bất cứ giá nào, những chuyển động của vô thường, sẽ làm phát sinh những hiểu biết sai lầm về thế giới này và do đó chỉ đem đến khổ đau mà thôi.

Tại sao lại như thế ?

Bởi vì tất cả những hành vi của chúng ta đều nhắm vào ý đồ kiểm soát thế giới này và mọi sự hiện hữu, và sự căng thẳng đó nhất thiết sẽ tạo ra một hố sâu khổng lồ ngắn cách một bên là những gì chúng ta mong muốn được nhìn thấy và tin rằng những thứ ấy là hiện thực, và bên kia là bản thể đích thực của hiện thực.

Bài liên quan

Báo Le Point : Tuy thế Phật giáo và Ấn độ giáo đôi khi lại sử dụng một số ngôn từ giống nhau...

P. Cornu : Đúng thế, nhưng ý nghĩa thì lại khác nhau. Hãy lấy thí dụ chữ “karma” (nghiệp) (1). Trong Đạo Bà-la-môn thuộc hệ thống kinh điển Vệ-đà, karma tượng trưng cho một hành vi mang tính cách nghi lễ giúp hội nhập với thế giới thiêng liêng. Đối với Đạo Bà-la-môn cải tiến trong hệ thống kinh điển Upanisad, thì chữ karma lại mang ý nghĩa về luân lý : tùy theo hành vi mang phẩm tính thiện hay ác, sẽ tạo ra một loại khả năng tiềm tàng, và chính khả năng ấy sẽ chín muồi khi tái sinh trong một kiếp sống thuận lợi hay bất thuận lợi về sau.

Ngoài ra, Ấn độ giáo lại chủ trương một hình thức định mệnh : chẳng hạn khi rơi vào một giai cấp nào thì phải tùy thuộc vào giai cấp ấy và không thể nào thoát ra được, bởi vì karma đã quyết định như thế.

Trong khi đó đối với Phật giáo, karma là một hành vi, và trước hết là một ý đồ trong tâm thức. Phật giáo phân biệt rõ rệt karma nguyên thủy làm nguồn gốc và hậu quả phát sinh sau đó từ karma, đấy là hai thứ khác nhau không thể lầm lẫn được. Sự phát sinh của hậu quả không thể tránh khỏi, nếu ta không làm gì cả để hoá giải nó, và hơn thế nữa ta còn có thể tinh khiết hoá cả karma trước khi nó chín muồi.

Mặt khác, karma không ép buộc con người phải sống một cách thụ động trong một cấu trúc xã hội đã quy định sẳn : mỗi cá nhân phải tự nắm lấy vận mệnh của mình để tự giải thoát cho chính mình ra khỏi karma, vì đó là một thứ động cơ thúc đẩy gây ra khổ đau, cần phải được khắc phục. Người ta cũng có thể tìm hiểu theo phương cách tương tợ đối với chữ “samsara” (luân hồi). Chữ samsara mang một ý nghĩa giống nhau trong cả hai nền triết học Bà-la-môn và Phật giáo, tức có nghĩa là sự hiện hữu dựa vào nhiều điều kiện.

Nhưng đối với Ấn độ giáo, con người chỉ có thể thoát ra khỏi samsara khi nào linh hồn hay “cái ngã” (atman) được giải thoát để hội nhập với thể dạng Nhất Nguyên Vĩ Đại.

Trong khi đó đối với Phật giáo, samsara trước hết là một sự quán nhận, phát sinh từ nhiều điều kiện, về một sự hiện hữu do karma và dục vọng của chính mình tạo tác, vì thế mỗi cá nhân phải tự giải thoát chính mình ra khỏi cảnh giới luân hồi.Vì vậy, cần phải định nghĩa trở lại các ngôn từ trong từng trường hợp một.

Báo Le Poìnt : Phật giáo có thu nạp các vị trời (2) của Ấn giáo hay không ?

P. Cornu : Có. Toàn bộ hậu cảnh huyền thoại của Ấn giáo đã được thu nạp vào Phật giáo. Nhưng ở đây cũng phải nhắc lại thêm một lần nữa, tuy Phật giáo đã thu nạp nhưng thu nạp với ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.

Thật vậy, theo Phật giáo các vị trời đều được xem là thuộc vào cảnh giới samsara (luân hồi). Vi chính các vị trời vẫn còn vướng mắc trong sự lầm lẫn ! Dù cho họ có một đời sống lâu dài đi nữa, nhưng khi karma đã cạn, họ sẽ rơi vào một cảnh giới khác của samsara. Họ không thể thoát khỏi bản chất có tính cách toàn diện của khổ đau.

Báo Le Point : Nhưng tại sao nền triết học ấy chủ trương tìm kiếm sự giải thoát, lại còn cần đến các vị trời?

Hai động thạch Phật

Hai động thạch Phật

P. Cornu : Đức Phật không hề tìm cách bài bác bất cứ một thứ gì. Ngài chỉ đơn giản đặt mọi sự vật vào đúng vị trí của chúng. Các vị trời không phải là mục đích cũng không phải là những nhu cầu của Ngài, và đương nhiên không hề là một đối tượng cho sự nương tựa.

Trong Phật giáo người ta nương tựa vào nguyên tắc của Giác ngộ, vào những lời giáo huấn đưa đến Giác ngộ, và vào tập thể những người đã chọn những lời giáo huấn ấy. Đấy là những gì mà người ta gọi là Tam Bảo : Đức Phật, Dharma (Đạo Pháp) và Sangha (Tăng đoàn).

Đức Phật là nguyên tắc của Giác ngộ, vì thế Ngài là một vị hướng dẫn ; Dharma là những lời giáo huấn và cách thức tu tập mà Đức Phật đã khuyên bảo để giúp đưa đến Giác ngộ ; Sangha là tập thể Tăng đoàn, nhất thiết họ là những tu sĩ, những vị hiền nhân.

Các vị trời được xem như những gì mang tính cách truyền thống lâu đời : người ta kính trọng các vị ấy như những người láng giềng và xem họ là những biểu hiện mang tính cách dân gian, những vị ấy rồi sẽ tự xoá mờ, dần dần từng chút một, trước một mục đích cao rộng hơn. Chính sự bao dung đó đã giải thích sự thành công của Phật giáo. Đó là một nền triết học thật mềm dẽo đủ sức để thích ứng với tất cả mọi nền văn hoá.

Báo Le Point : Phật giáo không chấp nhận giai cấp trong xã hội. Vậy có phải Phật giáo chống lại trật tự xã hội của Đạo Bà-la-môn hay chăng ?

P. Cornu : Từ nguyên thủy, chủ đích của Đức Phật không phải là thay đổi trật tự xã hội. Nhưng chỉ để thiết lập một dòng tu sĩ, nhưng vì vị thế tự đứng ra bên ngoài thế giới này, nên dòng tu sĩ ấy đã mở cửa đón nhận tất cả mọi cá nhân, thuộc tất cả mọi nguồn gốc và giai cấp, đúng hơn phải nói là Đức Phật đã tạo ra một sự dứt bỏ.

Báo Le Point : Phật giáo sau đó đã phát triển thật mạnh mẽ trong đế quốc của vua A-Dục. Tại sao Phật giáo đã chủ trương niềm tin về “vô ngã” lại có thể phù hợp được với sức mạnh của uy quyền ?

P. Cornu : Nền triết học đó không hề tìm cách thay đổi một xã hội, nhưng chỉ chủ trương sự biến cải cá nhân trong lòng của mỗi cá nhân : nhưng nếu vì thế mà xã hội có thay đổi đi nữa, thì đó chính là nhờ từng cá nhân đã tu tập để tự biến cải tận đáy lòng của chính họ.

A-Dục là một vị đế vương xuất thân từ

Bài liên quan

dòng dõi võ bị ; triều đại khởi sự bằng chém giết : và chính vào thời điểm đó ông ta đã ý thức được khổ đau là gì và đã quy y.

Nhưng chúng ta cũng không nên lầm lẫn: Quả thật có một huyền thoại mạ vàng về sự kiện vua A-Dục quy y làm một Phật tử, và đã đem đến thanh bình và hạnh phúc cho toàn cõi đế quốc của ông. Trong đó có một phần sự thật, vì thực tế không hoàn toàn chỉ có màu hồng, dù sao đi nữa vua A-Dục cũng là một vị vua độc đoán...

Báo Le Point :Làm thế nào để giải thích Phật giáo đã chinh phục được cả Á châu lại biến mất ở Ấn độ, trong khi Ấn giáo gần như không bành trướng ra khỏi Ấn độ nhưng vẫn tiếp tục sinh động trên bán lục địa này ?

P. Cornu : Phật giáo đối đầu với Ấn giáo, giống như là một hình thức cải tiến của Đạo Bà-la-môn khi Phật giáo tiếp xúc với Đạo này, Phật giáo ăn sâu vào các cấu trúc xã hội và được chính quyền nâng đỡ. Nhưng về sau đã bị các đạo quân Hồi giáo tiêu diệt khi xâm chiếm lãnh thổ Ấn độ.

Phật giáo chủ trương thiết lập những Đại học to lớn, chẳng hạn như Na-lan-đà, gồm hàng ngàn tu sĩ, đấy là nhưng nơi tập trung đông đảo về nhân sự nên dễ bị tiêu diệt. Ấn giáo dựa vào cấu trúc gia đình vì thế khó bị hủy diệt hơn (3).

Cũng nên thẳng thắn mà nói : chính những đạo quân Hồi giáo đã làm cho Phật giáo biến mất ở Ấn độ giữa buổi bình minh của thế kỷ XIII.

(Hoàng Phong lược dịch)

Ghi chú thêm của dịch giả:

1- Karma : tức là nghiệp. Kinh sách Tây phương không dịch mà thường dùng thẳng một số ngôn từ có tính cách đặc thù của Phật giáo dưới hình thức chữ Phạn. Chẳng hạn như các chữ Dharma, samsara, nirvana, atman v.v… Kinh sách tiếng Việt quen dùng các từ dịch từ tiếng Hán, và người đọc cũng đã quen với ý nghĩa của các từ ấy. Tuy nhiên người dịch xin giữ lại các từ tiếng Phạn đúng như trong nguyên bản của bài viết này, chỉ thêm từ tương đương gốc tiếng Hán giữa hai dấu ngoặc.

2- Các vị trời ở đây có nghĩa là các thánh nhân, thiên nhân, thần linh, các đấng thiêng liêng, v.v… được tôn thờ trong Đại thừa Phật giáo. Một số có nguồn gốc Ấn giáo, một số phát xuất từ các nên văn hoá địa phương tùy theo quốc gia nơi Phật giáo phát triển.

3- Thật ra Phật giáo đã bắt đầu suy thoái trước đó. Người Hung nô hết sức thù nghịch với Phật giáo, và vào thế kỷ thứ V, các đạo quân của họ xâm chiếm Tây bắc Ấn độ, đã tàn phá tất cả các trung tâm Phật giáo trong vùng này. Chính quyền trung ương Ấn độ cũng bị tan rã, Hoàng triều Gupta xụp đổ. Phật giáo di chuyển dần về các vùng trung tâm trên lãnh thổ Ấn. Các vương quốc phía Nam tuy không thù nghịch hẳn với Phật giáo, nhưng cũng không hổ trợ Phật giáo như các vua chúa của vùng Bắc Ấn.

Trung tâm Đại học Na-lan-đà vào năm 1199 bị phá hủy. Thư viện khổng lồ của Na-lan-đà cũng bị thiêu hủy và các tu sĩ bị giết hại.

Trung tâm Đại học Na-lan-đà vào năm 1199 bị phá hủy. Thư viện khổng lồ của Na-lan-đà cũng bị thiêu hủy và các tu sĩ bị giết hại.

Sau người Hung nô, các đạo quân Hồi giáo phát xuất từ Afghanistan lại xâm chiếm nước Ấn, họ tàn phá trung tâm Đại học Na-lan-đà vào năm 1199, thiêu hủy thư viện khổng lồ của Na-lan-đà và giết hết các tu sĩ.

Biến cố đó đánh dấu sự chấm dứt cuối cùng của một trang lịch sử vô cùng rực rỡ của Phật giáo kéo dài mười bảy thế kỷ trên đất Ấn.

Chuyên mục Nghiên cứu Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Nghiên cứu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh

Nghiên cứu 12:20 28/10/2024

Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.

Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất

Nghiên cứu 10:50 28/10/2024

Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.

Xem thêm