Quá trình tấn công Phật giáo và Đức Phật của giáo chủ Pháp Luân Công
Trích dẫn một phần trong bài viết “Pháp Luân Công do Lý Hồng Chí đã tạo ra hàng triệu triệu Phật Thích Ca và Chúa Jesus” của tác giả Pháp Đăng – Tuệ Hải trên Thư viện Hoa sen.
Hạ thấp Phật giáo và các học thuyết khác, ngụy biện dựa trên uy tín của kinh Phật và Phật Pháp
Ông Lý Hồng Chí, Giáo chủ Pháp Luân Công, khẳng định:
Trích: “Phật Pháp tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên. (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, Luận Ngữ).
Trích: “Chỉ có “Phật Pháp” mới có thể khai mở những chỗ mê về toàn vũ trụ, thời-không, và [thân] thể người. (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, Luận Ngữ).
Đoạn trên ông Lý Hồng Chí đã dùng “Phật Pháp” để hạ thấp khoa học và các học thuyết khác. Lưu ý rằng Phật Pháp ở đây không liên quan đến Phật Pháp của Đức Phật mà liên quan đến Phật Gia lớp các trường phái tu luyện bịa đặt của ông Lý Hồng Chí, nếu đã nói đến Phật gia thì phải có người sáng lập, phải có kinh sách, phải có tư liệu về môn phái Phật gia, tuy nhiên không giải thích được điều này ông Lý Hồng Chí đành phải nói nó là môn tu luyện bí truyền.
Chưa dừng lại đó để tách biệt Pháp Luân Công khỏi Phật Gia thì ông Lý Hồng Chí khẳng định:
Truyền thông thân Pháp Luân Công tấn công Phật giáo
Trên nhiều tờ báo và trang web thân Pháp Luân Công (ví dụ báo Đại Kỷ Nguyên – một tờ báo tư nhân xuất bản bằng 24 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, trụ sở tại New York, Hoa Kỳ ), có nhiều bài viết tấn công Phật giáo và Đức Phật, tôn vinh giáo chủ Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí.
Chúng tôi sẽ phân tích những cuộc tấn công Phật giáo này trong các bài tiếp theo.
Trích: “Pháp Luân Công là công pháp thuộc Phật Gia, nhưng nó hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của Phật Gia, nó luyện theo cả toàn vũ trụ.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 8).
Như vậy ông Lý Hồng Chí có nhân cách không đàng hoàng, thậm chí đáng khinh bỉ khi hạ thấp toàn bộ nền khoa học, hạ thấp các học thuyết khoa học, cũng như “xuyên tạc và hạ thấp” các triết lý tu luyện của các tôn giáo, và hạ thấp các đấng giáo chủ của các tôn giáo phương Đông và hạ thấp các phương pháp của toàn bộ các thầy khí công một cách võ đoán, suy luận chủ quan của cá nhân một cách vô căn cứmà không dựa trên một căn cứ khoa học hay một tiêu chuẩn chung nào cả.
Kết hợp với việc thần thánh hóa bản thông thông qua Pháp Thân chúng ta thấy rõ Lý Hồng Chí có mưu đồ trở thành vị thần linh lớn nhất trong vũ trụ.
Như vậy Lý Hồng Chí đã sử dụng các thuật ngữ, khái niệm của Phật giáo để gây ngộ nhận cho các Phật tử và những người ảnh hưởng của Phật giáo, mượn miệng của các đại giác giả chư thần để nói lên các quan điểm của mình để lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin.
Khi có đông tín đồ rồi thì tiến hành bài xích Phật giáo, hạ thấp Phật giáo của Lý Hồng Chí tại các tác phẩm của mình, các trang web của tổ chức Pháp Luân Công cũng bài xích Phật giáo (nhưng họ không trực tiếp nói rằng Pháp Luân Công khẳng định Phật giáo đã mạt mà cũng giống như Lý Hồng Chí các trang web này thường dựa vào kinh sách Phật giáo, phân tích một cách xuyên tạc rằng Phật giáo đã mạt, qua hiện tượng hoa Ưu Đàm giả (trứng côn trùng), đã suy tôn Lý Hồng Chí là một vị Phật. Nhưng mặt khác các trang web này lại sử dụng các hình ảnh trang web của Phật giáo để đi quảng cáo tuyên truyền cho Pháp Luân Công khiến người Phật tử chia sẻ quảng cáo các trang web này sau đó ngấm ngầm quảng cáo và dần cải đạo Phật Tử và những người chịu ảnh hưởng của Phật giáo, lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin.
Và như trên cho thấy chẳng những Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công cải đạo tín đồ và người ảnh hưởng Phật giáo ông ta còn cải đạo cả những người theo đạo Thiên Chúa bằng cái gọi là Bất Nhị Pháp môn do ông ta đặt ra, tổ chức Pháp Luân Công đi tuyên truyền rằng hiện nay đã có hàng trăm triệu tín đồ như vậy có nghĩa là tổ chức này đã cải đạo chủ yếu là Phật tử, những người ảnh hưởng bởi Phật giáo sang Pháp Luân Công, mà người sáng lập là một kẻ dối trá tự lăng xê thần thánh hóa bản thân mình hạ thấp văn hóa tín ngưỡng của các tôn giáo tin ngưỡng truyền thống.
Các tác phẩm của Lý Hồng Chí liên tục được sửa đổi. Một ví dụ điển hình là phần Luận Ngữ mở đầu tác phẩm Chuyển Pháp Luân phiên bản cũ Lý Hồng Chí viết, trích: “Phật Pháp tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1, phiên bản cũ). Để gây ngộ nhận cho người đọc rằng Pháp Luân Công là một pháp môn của đạo Phật, và Lý Hồng Chí đang cổ xúy Phật Pháp thì phần Luận Ngữ của quyển Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí viết, trích: “Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hoá vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1, phiên bản mới).
Với sự thay đổi đó chúng tôi cho rằng ông Lý Hồng Chí trước đây mới đạt được tầng thấp và liên tục đề cao lên các tầng mới, mỗi khi đề cao lên các tầng mới thì ông ta quay lại nhìn thấy những gì mình vừa thuyết cho tín đồ Pháp Luân Công lại không còn đúng nữa, cứ mỗi lần đề cao lên (tầng mới) ông ta xem lại thì lại thấy những gì mình vừa giảng không còn đúng nữa, nếu xét về nhận thức thì đều là rất thấp, lại thăng hoa như thế và nhìn lại ông Lý Hồng Chí thấy những gì mình vừa thuyết giảng không còn phải là chân lý của vũ trụ vì vậy ông Lý Hồng Chí liên tục sửa đổi, chỉnh lý các bài giảng của mình để đạt được gần được chân lý hơn. Do đó có thể kết luận tầng của ông Lý Hồng Chí đạt được mới là TẦNG THẤP chưa phải là tầng cao.
Ông Lý Hồng Chí khẳng định triết lý tu luyện của Pháp Luân Công vượt qua tất cả triết lý tu luyện của đạo Phật, Đạo giáo.
Ông Lý Hồng Chí khẳng định rằng:
Trích: “Pháp Luân Công là công pháp thuộc Phật Gia, nhưng nó hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của Phật Gia, nó luyện theo cả toàn vũ trụ. Trong quá khứ tu luyện trong Phật Gia chỉ nói về những nguyên lý của Phật Gia, trong khi tu luyện theo Đạo Gia chỉ nêu lên những nguyên lý của Đạo Gia, cả hai trường phái đều không có cắt nghĩa thấu đáo căn bản của vũ trụ. Vũ trụ cũng như con người, ngoại trừ cấu trúc vật chất ở bên ngoài, nó cũng có đặc tính riêng của nó, một cách vắn tắt là nó có thể được tóm gọn trong ba chữ, đó là "Chân Thiện Nhẫn". Tu luyện theo Đạo Gia chủ yếu ngộ về "chân", nói chân thật, làm việc chân thật, trở về nguồn cội, và sau cùng thành một chân nhân. Tu luyện theo Phật Gia chú trọng về "thiện", làm sản sinh tâm đại từ bi, cứu độ chúng sinh. Pháp môn của chúng ta tu theo "Chân Thiện Nhẫn" cùng một lúc, tức là trực tiếp tu luyện theo đặc tính căn bản của vũ trụ, và cuối cùng là đạt được sự đồng hóa cùng vũ trụ. (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 8).
Như trên đã nói để tránh người ta soi rằng vì sao Pháp Luân Công không phải Phật giáo, không có những hệ thống triết lý giống Phật Giáo lại dùng nhiều ngôn từ khái niệm của đạo Phật (tất nhiên ông Lý đã dùng và diễn tả một cách xuyên tạc các khái niệm này) thì ông ấy đưa ra khái niệm Phật Gia, và ông không giải thích được khái niệm Phật gia xuất phát từ đầu vì không đưa ra được tư liệu nào chứng minhnó đã được biết đến trước đó, thì ông Lý nói rằng đó là môn bí truyền. Thì đến đoạn này ông ấy đã hạ thấp Phật Gia xuống, nói rằng đã vượt ra ngoài Phật Gia và vượt qua các trường phái chú trọng chữ Thiện (của Phật giáo, và chữ Chân của Đạo giáo).
Sau khi hạ thấp triết lý tu luyện của Đạo giáo thì ông Lý Hồng Chí tiếp tục hạ thấp vị thần lớn nhất của Đạo Giáo như sau:
Trích: “Đệ tử: Nguyên Thủy Thiên Tôn là Giác Giả cao nhất trong vũ trụ phải không?
Sư phụ: Kỳ thực đây toàn là phương phức tư tưởng của người thường, ngay bản thân [nó] có mang theosự bất kính. [Ông có] công cao hơn Như Lai một chút, không phải là Thần lớn nhất.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân Pháp giải - Trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát).
Rõ ràng đối với Đạo Giáo người ta coi rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị thần cao nhất, nhưng Lý Hồng Chí khẳng định chưa cao nhất, nhưng cao hơn Như Lai (cũng chú ý thêm rằng đoạn trên ông ta nói Như Lai là một tầng, thì tại đây ông ta nói Như Lai là một vị thần, một vị Phật). Điều đó ngầm ý rằng kể cả Phật tổ Thích Ca Mâu Ni hay Nguyên Thủy Thiên Tôn đều không cao nhất, mà còn có một vị khác cao hơn. Qua phân tích ở mục 1 như trên cho thấy người cao hơn ở đây không ai khác chính là Lý Hồng Chí.
(Đọc toàn bộ bài viết trên Thư viện Hoa Sen)
Huỷ báng Tam bảo phạm Bồ Tát La Di tội
Trong kinh Phạm Võng, Đức Phật có dạy: “Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật".
Trong giáo pháp của mình, Đức Phật Thích Ca không khẳng định “đức Phật không coi người ngày nay là người nữa”. Ngài cũng không nói: “Một niệm của Thần tạo ra thế giới”...Nhưng trong các bài giảng của Lý Hồng Chí có muôn vạn các điều tương tự, Lý Hồng Chí khẳng định đức Phật đã thuyết giảng như vậy....
Kinh văn Phật giáo nói: Nếu Phật tử tự mình hủy báng Tam Bảo, xúi người hủy báng Tam Bảo, nhân hủy báng, duyên hủy báng, cách thức hủy báng, nghiệp hủy báng. Phật tử nghe một lời hủy báng Tam Bảo của ngoại đạo và kẻ ác, lòng đau như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, huống là tự miệng mình hủy báng. Không có đức tin và lòng hiếu thuận đối với Tam Bảo, lại còn giúp sức cho kẻ ác, kẻ tà kiến hủy báng Tam Bảo, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội.
Đây là là sự huỷ báng Phật và Tăng của giáo chủ Pháp Luân Công Lý Hồng Chí.
Thiện Đức (biên tập)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Nghiên cứu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Nghiên cứu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Xem thêm