Nhà chùa không sử dụng bùa ngải
Tôi năm nay 24 tuổi, nữ giới, vì một số trục trặc trong công việc và tình duyên nên tôi có đi xem bói. Thầy bói nói là tôi có vong nam theo cản trở đường tình duyên và khiến tôi xin việc làm không được. Tôi suy nghĩ kỹ thì thấy lời thầy bói nói cũng trùng khớp với thực tế của tôi.
Hỏi:
Ra trường đã hai năm rồi nhưng chưa xin việc được, còn về tình duyên thì tôi quen hai người rồi nhưng đều bị gia đình ngăn cản. Sau đó, tôi đến chùa nhờ thầy giải vong, thầy nói không có vong nào theo tôi hết, nếu có theo thì tôi không thể ngồi nói chuyện được như vậy. Rồi thầy đưa cho tôi một “lá bùa” và dặn tôi mỗi sáng và mỗi tối cầm “lá bùa” đó lên, niệm Phật khoảng nửa giờ, sau đó cầu cho tình duyên hoặc việc làm thì mọi chuyện đều suôn sẻ, nhất là không có ma quỷ nào theo phá hết.
Tôi có kể việc này cho người chị bạn nghe, chị ấy nói: Nếu dùng bùa thì sau này nó phản lại là bị khùng khùng. Nghe chị ấy nói vậy tôi lo lắm. Tôi muốn biết bùa mà thầy cho là bùa gì? Có phản lại người dùng không? Tôi nên giữ lá bùa đó lại hay đốt bỏ? Nếu giữ lại thì sau này có cần đi thay bùa không?
Quan điểm của Phật giáo về bùa ngải

Ảnh minh họa.
Đáp:
Hẳn bạn đã từng nghe, “xem bói ra ma, quét nhà ra rác”. Thế nên, bạn đi xem bói mà bị phán là có vong theo cũng không phải là chuyện lạ. May mà bạn không nhờ thầy bói (hoặc thầy pháp) cúng giải vong, nếu có thì chỉ mất thêm thời gian và tiền của mà cũng chẳng giải quyết được gì cả.
Bạn đã đến chùa nhờ thầy giải vong giúp, và thật may, “thầy nói không có vong nào theo tôi hết”. Bởi lẽ, bạn “ra trường đã hai năm rồi nhưng chưa xin việc được, còn về tình duyên thì tôi quen hai người rồi nhưng đều bị gia đình ngăn cản” là chuyện rất bình thường trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, không ít người có hoàn cảnh gần như bạn.
Bạn là người trẻ, có tri thức nên tập nhìn nhận cuộc sống theo lối “biện chứng”, không có gì mà chẳng có nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân rồi thì hãy nỗ lực khắc phục. Tất cả đều có nguyên nhân từ chính mình, hãy cố gắng thật nhiều để vượt qua những chướng ngại của tự thân để vươn lên trong cuộc sống.
Đối với vấn đề, “thầy đưa cho tôi một ‘lá bùa’ và dặn tôi mỗi sáng và mỗi tối cầm ‘lá bùa’ đó lên, niệm Phật khoảng nửa giờ, sau đó cầu cho tình duyên hoặc việc làm thì mọi chuyện đều suôn sẻ, nhất là không có ma quỷ nào theo phá hết”, thiết nghĩ, đó không phải là bùa ngải vì nhà chùa theo Chánh pháp không sử dụng bùa ngải.
Theo suy đoán của chúng tôi, “lá bùa” mà thầy đưa cho bạn có thể là một câu thần chú hay một bài kinh Phật chứ không phải bùa ngải gì cả. Sở dĩ có “lá bùa” vì đó là phương tiện giúp bạn an tâm, còn trọng tâm chính là lời thầy dặn niệm Phật mỗi ngày hai lần. Chính việc niệm Phật mới tạo ra phước đức, có phước đức thì mọi dự tính trong cuộc sống dễ dàng thành tựu hơn.
Do kinh chú nhà Phật không phải là bùa ngải nên không hề phản lại khiến cho người thọ trì điên khùng, nên bạn cứ giữ lại (hoặc có thể đốt) và cố gắng niệm Phật.
Tốt hơn nữa, ngoài niệm Phật bạn nên phát tâm quy y Tam bảo, sống thiện lành thì phước đức ngày càng tăng trưởng và mọi việc nhờ tu học mà được tốt đẹp hơn lên.
Theo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm