Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 12/08/2019, 11:23 AM

Nghiệp và số mệnh có giống nhau?

Phật giáo không phải là ngẫu nhiên suy luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bỗng dưng, khi không, tự nhiên mà có. Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Thiên mệnh…

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Sự sống trên thế gian này với thiên hình vạn trạng, phức tạp, muôn hình muôn vẻ, khi thế này lúc thế khác và vô cùng mầu nhiệm. Ảnh minh họa

Sự sống trên thế gian này với thiên hình vạn trạng, phức tạp, muôn hình muôn vẻ, khi thế này lúc thế khác và vô cùng mầu nhiệm. Ảnh minh họa

Vì sao khi sinh ra, con người lại có số phận khác nhau?

Bài liên quan

Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không con người nào giống con người nào. 

Tại sao ta lại sinh ra trong nhà nghèo để chịu cảnh thiếu thốn, khó khăn mà không sinh vào nhà giàu để hưởng sự an nhàn phú quý? Tại sao mình đen xấu, bệnh tật mà không được đẹp đẽ như mọi người? Tại sao ta dốt nát quê mùa mà người kia lại thông minh, khôi ngô, tuấn tú? Tại sao sự đời lại trớ trêu như vậy?

Phật giáo có cách nhìn bao quát và sâu sắc hơn là nhờ biết suy tư và nghiệm xét, cho nên thấy rõ mọi sự thành bại, nên hư đều do mình tạo lấy chứ không đổ thừa cho ai hết. Đức Phật là bậc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn nên thấy chúng sinh luân hồi trong ba cõi sáu đường giống như người đứng trên nhà cao nhìn xuống đưởng xe hỗn độn.

Phật giáo không phải là ngẫu nhiên suy luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bỗng dưng, khi không, tự nhiên mà có.

Nghiệp và số mệnh giống hay khác nhau?

Phật giáo không chấp nhận cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh đã định sẵn của đời trước mà không chịu làm mới lại chính mình, để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Ảnh minh họa

Phật giáo không chấp nhận cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh đã định sẵn của đời trước mà không chịu làm mới lại chính mình, để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Ảnh minh họa

Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Thiên mệnh…

–  Thần ý luận cho rằng, có một vị thượng đế quyền năng, có thể ban phúc giáng tội, sắp đặt cuộc sống của con người, mọi sự khổ vui, thành bại trong cuộc đời đều do đấng tối cao này sắp đặt sẵn.

– Thiên mệnh luận cho rằng, Trời qui định cho mỗi cá nhân một số mệnh. Con người không thể cãi lệnh trời, cho nên Khổng Tử khi làm việc gì thành công hay thất bại đều nói do Trời. Con người không có quyền tự chủ, phải sống lệ thuộc vào Trời, mọi cố gắng của con người không ngoài ý trời, trời ban cho tất cả.

Bài liên quan

Phật giáo không chấp nhận cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh đã định sẵn của đời trước mà không chịu làm mới lại chính mình, để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Do đó, số mệnh hay số phận đều dựa theo quan niệm từ xưa, nó chỉ phù hợp khi con người chưa văn minh, chưa tiến bộ. Ngày nay khoa học đã chứng minh cho ta thấy rõ nguyên nhân, không có cái gì chỉ một nhân mà có thể hình thành.

Tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên, chúng liên hệ chằng chịt với nhau bằng nhiều móc nối, theo nguyên lý cái này có thì cái kia có, cái này không có thì cái kia không có. Người nào nói trên đời này chỉ do một nhân mà hình thành thì ta biết rằng người này chưa thực sự hiểu thấu luật nhân quả.

Quan điểm Phật giáo về nghiệp và số mệnh 

Nói đến nghiệp báo là nói đến nhân duyên, là nói đến sự chuyển biến linh động của nhân quả, còn nếu cho rằng số trời đã định, gieo nhân nào phải trả quả đó, thì không ai có thể tu hành mà chuyển hoá si mê, tối tăm mờ mịt, thành trí tuệ từ bi. Ảnh: Internet

Nói đến nghiệp báo là nói đến nhân duyên, là nói đến sự chuyển biến linh động của nhân quả, còn nếu cho rằng số trời đã định, gieo nhân nào phải trả quả đó, thì không ai có thể tu hành mà chuyển hoá si mê, tối tăm mờ mịt, thành trí tuệ từ bi. Ảnh: Internet

Quan niệm trời sinh ra vạn vật cho đến ngày hôm nay không còn phù hợp nữa. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh có mặt trên thế gian này đều do nghiệp tạo ra, nên phải chịu quả báo trong đời hiện tại, chứ không có sự sắp đặt của một đấng tối cao nào cả.

Vậy nghiệp là gì? Nghiệp là năng lực được tạo ra từ Thân – Khẩu – Ý và được lặp đi, lặp lại nhiều lần rồi lâu ngày trở thành thói quen.Có nhiều nghiệp đã được tạo ra trong quá khứ, cho nên ngày nay chúng ta sinh ra trong đời này có nét mặt, hoàn cảnh, sự sống không ai giống ai, rồi tùy theo sở thích của mỗi người trong hiện tại mà tạo ra nghiệp nhân mới.

Nếu ai đó quan niệm rằng con người do trời định sẵn phải chịu số phận đã được an bài, dù con người có cố gắng thay đổi cách mấy đi nữa cũng không thể thay đổi được. Nói như vậy là đang phủ nhận quyền làm chủ bản thân của con người, trong khi đó chúng ta có đủ khả năng suy xét, quán chiếu nhận thức đúng sai và dùng trí tuệ sáng suốt để soi sáng muôn loài vật.

Bài liên quan

Nếu con người, ai cũng chấp nhận số phận đã được định sẵn thì làm sao con người có thể thay đổi hoàn cảnh cuộc sống để cuộc sông càng ngày được thăng tiến tốt đẹp. Ngược lại, Phật giáo cho rằng nghiệp do chúng ta tạo ra từ Thân – Khẩu – Ý thì chính bản thân mình có quyền thay đổi, chuyển hóa tuỳ theo khả năng sở thích của mỗi người.

Như khi chưa biết tu tập, ta có thể trộm cướp lừa gạt người khác bằng mọi mánh khóe thủ đoạn, nay ta biết tu tập, ta nhận ra đó là hành động không tốt có hại cho mình và người nên kiên quyết không làm nữa. Có thể nói, nghiệp là do sở thích của mình huân tập mà thành, vì thế mình có quyền thay đổi, chứ không cam chịu đầu hàng cho số phận đã an bài.

Chính vì thế, trong hiện tại ta cảm thụ sướng hay khổ, khổ hay vui, lành hay dữ, ta có thể đoán biết nghiệp trước kia của ta đã tạo nên. Người có ý chí, nghị lực thì sẽ thay đổi, chuyển hoá nghiệp xấu thành tốt một cách dễ dàng, còn người chấp nhận theo số phận đã an bài thì vô tình làm mất đi khả năng làm chủ chính mình để rồi mãi sống trong đau khổ lầm mê không có ngày giải thoát.

Nghiệp khác với số mệnh ở chỗ nghiệp có thể thay đổi được, còn số mệnh thì không thể. Nghiệp nói cho đầy đủ là nhân quả nghiệp báo. Nói đến nghiệp báo là nói đến nhân duyên, là nói đến sự chuyển biến linh động của nhân quả, còn nếu cho rằng số trời đã định, gieo nhân nào phải trả quả đó, thì không ai có thể tu hành mà chuyển hoá si mê, tối tăm mờ mịt, thành trí tuệ từ bi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm