Sự diễn giải chữ ‘nghiệp’ dễ hiểu
Học ít song tôi chịu khó đọc, và trong một nhân duyên cũng lâu lâu, khi ở Cống Đôi, Kế Sách, Sóc Trăng, tôi đã đủ duyên viếng chùa Già Lam cổ tự ở Phụng Hiệp và thỉnh được quyển "Tu là chuyển nghiệp" của Hòa thượng Thích Thanh Từ.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Nghiệp là một khái niệm căn bản của Phật giáo, một phạm trù lớn xuyên suốt và trùm khắp vừa mang tính quan niệm triết học và có tính riêng về tâm linh Phật giáo, thể hiện góc nhìn của đạo Phật về cõi nhân sinh rộng lớn, phận người. Học Phật, chữ nghiệp là quan yếu.
Thiền sư, Hòa thượng Thích Thanh Từ sở đắc sự giác ngộ sâu sắc Đạo lại có phương pháp hoằng pháp gần gũi đại chúng thấm nhập nhanh vào lòng người bởi ngôn văn giản dị mang hơi thở đời sống hiện thực và lối tư duy riêng. Điều đó sau này tôi có dịp trải nghiệm qua một loạt trước tác của sư ông với từng đề tài cụ thể, những tập sách nho nhỏ mang bìa vàng màu thiền.
Quay lại quyển sách Phật đầu tiên thỉnh ở cửa thiền, tu là chuyển nghiệp - Hòa thượng Thích Thanh Từ có dùng hai ví dụ sinh động để diễn giảng chữ nghiệp:
Thuốc lá, ban đầu chưa quen, ngay ngửi khói đã ho sặc sụa, phản ứng. Từng bước, quen quen, cảm thấy mùi vị thuốc lá...thú vị dần! Thêm chút thêm chút, nicotine trở nên không thể thiếu, nghiện, ghiền. Sư ông kết luận: đấy là nghiệp, con đường hình thành tạo tác nghiệp. Khi đã thành nghiệp, nó có sức mạnh sai khiến chi phối chủ nhân thọ nghiệp, đói thuốc lá, tìm kiếm xin xỏ mua chịu mua thiếu... Ngài nhân đấy dẫn ra những ví dụ cao hơn về nghiệp (xấu ác): rượu, ma túy. Tu là chuyển bỏ nghiệp xấu ác đã huân tập, đối trị, chuyển sang thực thi nghiệp lành nghiệp tốt nghiệp thiện.
Nghiệp lành, ưa giúp đỡ người khó, thành quen - những thói quen tốt như nói năng nhẹ nhàng, từ tốn; ưa rèn luyện sức khổ bằng thể dục...
Ngài dẫn ra ví dụ hay trong kinh điển: có một thầy giáo cùng sách vở chuyên môn qua đò, thuyền chìm, người lên bờ không sao, song sách vở của ông thầy mất hết! Ngài đặt vấn đề: vậy nghề thầy giáo của ông thầy còn không? Nghiệp dạy học đương nhiên còn.
Ngài còn dẫn ra để làm rõ về đồng nghiệp, những nhân sinh cùng chia sẻ nghề nghiệp; cận tử nghiệp, nghiệp khi cận kề sinh tử....
Cách diễn giảng không hề hàn lâm sính chữ nghĩa song vẫn thâm thúy sâu sắc, ấy là tôi - theo trí nhớ - viết đại ý, nguyên tác quyển sách viết về nghiệp đã nói của sư ông rất hay.
Cũng nhân tiện chia sẻ rằng nhiều trước tác luận về đạo Phật ngày cũ các bậc tôn túc viết giản dị, thâm sâu, hàm súc và lôi cuốn lắm, thông qua những dẫn dụ sinh động dễ tiếp thu: như duyên hợp tan, mượn hình ảnh chiếc xe đạp tạo bởi các cơ phận và khi chúng rời ra, khái niệm chiếc xe đạp không còn hay dùng hình tượng mặt nước và nước diễn giảng định và huệ...
Mới hay, lối hoằng pháp ngày cũ sâu sắc vậy. Mùa Vu Lan, nhớ quyển sách của sư ông Thích Thanh Từ...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm